TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NỘI
CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM
Địa chỉ: Gia Lâm – Hà Nội Điện thoại: 04 22 100 201 Fax: 04 3 676 01010 Email: Homthuc07@gmail.com
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Chức danh công việc: Phó trưởng Phòng
Phòng/ban: Phòng Kỹ thuật An toàn
Bộ phận vận hành Tên người đảm nhận: Trần Đình Đạt
Người quản lý trực tiếp: Đặng Văn Hai
Chức danh: Trưởng phòng KTAT
Phần thông tin dành cho bộ phận Quản lý Cán bộ:
Lý do soạn thảo:
Soạn mới Đánh giá lại công việc Sửa đổi, cập nhật Khác Lần sửa đổi:
Người phê duyệt: NGUYỄN VĂN THÀNH Ngày phê duyệt:
Chức danh: PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT
Ngày có hiệu lực:
I. MÔ TẢ CÔNG VIỆC 1. Mục đích công việc:
Phụ giúp cho Trưởng phòng trong Công tác Quản lý Kỹ thuật vận hành lưới điện trung hạ thế và các TBA phân phối của Công ty;
Phụ giúp cho Trưởng phòng trong công tác Đầu tư xây dựng, Sửa chữa lớn tại Công ty.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Các trách nhiệm và nhiệm vụ chính:
Trách
nhiệm Nhiệm vụ Kết quả đầu ra
Chương trình Quản lý Kỹ thuật
Trên cơ sở vận hành, đề xuất lập kế hoạch Chương trình Quản lý Kỹ thuật của Công ty. Trên cơ sở Chương trình Quản lý Kỹ thuật đã được phê duyệt, tổ chức thức hiện các khối lượng công việc đã được phân công theo dõi: Báo cáo kết quả thực hiện, các tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Tổ chức bồi huấn nâng cao tay nghề
Tổng Công ty phê duyệt
Lập kế hoạch triển khai Chương trình Quản lý Kỹ thuật chi tiết
Báo cáo kết quả cho Trưởng phòng, Phó giám đốc.
Kế hoạch Đầu tư xây dựng
Trên cơ sở số liệu vận hành, kinh doanh bán điện và các chỉ tiêu Tổng Công ty giao hàng năm, và giai đoạn 5 năm. Bám sát Quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội, Quy hoạch phát triển Điện lực huyện. Đề xuất lãnh đạo đăng ký Danh mục ĐTXD cho năm tiếp theo. Thực hiện các phần việc liên quan của công tác Chuẩn bị đầu tư tại đơn vị:
- Thỏa thuận mặt bằng sơ bộ với cơ quan, ban ngành hữu quan.
- Lập, thẩm tra và phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế các Công trình ĐTXD theo danh mục đăng ký.
Có danh mục đăng ký XDCB với Tổng Công ty, đúng tiến độ, chất lượng.
Kết quả Công tác chuẩn bị đầu tư được thể hiện qua các mặt sau:
- Giao tuyến thiết kế theo NVTK đã phê duyệt.
- Thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công.
- Tham mưu lãnh đạo phê duyệt dự án, Công trình.
cơ quan hữu quan.
- Có nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt.
- Có biên bản giao tuyến thiết kế cho đơn vị tư vấn. - Có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế Kỹ thuật, Thiết kế bản vẽ thi công đúng Quy định. Thực hiện
Công tác Đầu tư xây dựng
Tham gia các tổ chuyên gia xét thầu Tổ chức giám sát, nghiệm thu Công trình, đảm bảo chất lượng Công trình đúng Quy định của Pháp luật
Có biên bản đánh giá hồ sơ dự thầu
Có đầy đủ các biên bản nghiệm thu, giám sát công trình
3. Thẩm quyền:
- Ký duyệt các Phương án Sửa chữa thường xuyên, Nhiệm vụ thiết kế; - Ký các Báo cáo thẩm tra phần Kỹ thuật.
- Ký các biên bản nghiệm thu. - Và một số loại văn bản khác.
4. Quan hệ công việc:
Phó Phòng KTAT
PGĐ KT; PGĐ SX Trưởng phòng KTAT
Các Khách hàng sử dụng điện trong khu
vực huyện. Lãnh đạo các Phòng Đ.ĐVH, Kế Hoạch, ĐTXD, các Đội trưởng. UBND các xã phường
và các cơ quan khữu quan khác.
Các cá nhân trong phòng
II. TIÊU CHUẨN CHỨC DANH Trình độ: Trình độ lý luận Đại học Sơ cấp chính trị trở lên Chuyên ngành
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Điện. Nếu không phải chuyên ngành điện thì phải am hiểu về điện.
Chứng chỉ Đã tham giá ít nhất một khóa huấn luyện về: Quy trình Kỹ thuật an toàn Điện, Kiểm tra viên Điện lực, Trưởng ca điều độ lưới điện, Quy trình Điều tra sự cố lưới điện, Quy trình Điều độ lưới điện, Quy trình viết và cấp phiếu Công tác. Giám sát các công trình đường dây và trạm biến áp.
Tiếng Anh chứng chỉ B trở lên.
Kinh nghiệm Có thâm niên công tác trong ngành điện trên 3 năm.
Có kinh nghiệm trong Công tác Quản lý vận hành lưới điện 2 năm. Có kinh nghiệm trong Công tác Quản lý Quản lý dự án 2 năm. Có kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh đạo và quản lý ít nhất 01 năm.
Kiến thức Có kiến thức Quản lý quá trình sản xuất. Có kiến thức về Luật điện lực.
Kiến thức về các văn bản pháp luật chuyên môn về Đầu tư xây dựng.
Kỹ năng Có kỹ năng diễn thuyết, truyền đạt, viết, tổng hợp, phân tích Quá trình vận hành Hệ thống điện.
Hiểu biết và xử lý đúng đắn mối quan hệ với lãnh đạo, với các Phòng ban tổ đội trong Công ty và CBCNV trong Phòng.
Biết cách tổ chức, điều phối mọi hoạt động điều hành công tác Quản lý Hệ thống Điện.
Khả năng/ Thái độ, tinh thần làm việc
Chịu được áp lực cao trong công việc. Có năng lực thương thuyết, thuyết phục
III.MÔI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC 1. Môi trường làm việc
Thường xuyên phải làm việc:
Ngoài trời Trong môi trường nóng, ẩm
Di chuyển nhiều Trong môi trường hóa chất
Ban đêm Trong văn phòng
2. Điều kiện làm việc
2.1. Trang bị Dụng cụ làm việc, dụng cụ an toàn An toàn
- Dụng cụ: máy tính, máy in, điện thoại.
- Phương tiện lao động, Làm việc: Xe máy
2.2. Trang bị Kiến thức:
- Nội quy lao động;
- Thỏa ước lao động tập thể;
- Thấu hiểu và thực thi Văn hóa giao tiếp, ứng xử EVNHANOI;
- Các quy chế, quy trình, quy định liên quan đến hoạt động QLVH Hệ
thống điện.
- Các văn bản pháp luật về Công tác Đầu tư và xây dựng.
Nguồn: Phòng Tổ chức – nhân sự (2017)
* Chế độ làm việc và tiền lương, thưởng:
Công ty đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần; thực hiện việc trích bồi dưỡng chế độ ăn ca, bồi dưỡng độc hại, ca ba cho người lao động. Công ty luôn bảo đảm việc làm, tiền lương, thu nhập và phúc lợi tập thể cho người lao động trong công ty. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là: 13.400.000 đồng/tháng;
Bảng 4.4 Thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017
ĐVT: Đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/ So sánh (%) 2015
2017/
2016 BQ
1 Thu nhập bình quân 13.300.000 13.250.000 13.400.000 99.62 101.13 100.38 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán (2018)
Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội như bộ máy hoạt động công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên được Công ty quan tâm tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để hoạt động, các chế độ thi đua khen thưởng, tham quan du lịch phong trào văn hóa thể thao luôn được duy trì. Hàng năm, người lao động được nghỉ phép theo tiêu chuẩn và được cộng thêm ngày nghỉ thâm niên theo quy định của Bộ Luật lao động. Ngoài ra, định kỳ hàng năm, công ty đều tổ chức khám sức
khỏe định kỳ và tổ chức nghỉ dưỡng để phục hồi sức khỏe cho người lao động bị bệnh nặng. Các nội dung khám sức khỏe chuyên đề hàng năm cho người lao động có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu chung. Việc làm trên giúp công ty thực hiện đúng Luật Lao động và để có biện pháp theo dõi, sắp xếp lực lượng lao động trong công ty phù hợp với sức khỏe của người lao động… Thực hiện đầy đủ việc trích nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm tai nạn theo quy định cho người lao động, các chế độ khác như bảo hiểm kết hợp con người, trợ cấp thôi việc, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, khó khăn. Tổng số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mà Công ty và người lao động đã nộp của năm 2017 là: 11.394.857.132 đồng.
Hàng quý, công ty có chính sách khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có những sáng kiến trong sản xuất kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí; giảm tổn thất điện năng... Điều này giúp cho cán bộ công nhân viên nâng cao nhận thức và thấy được hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp làm việc có hệ thống, kỹ thuật hiện đại theo hướng chuyên môn hóa. Ở công ty, đã có rất nhiều các sáng kiến về các hoạt động khác nhau được đưa vào ứng dụng đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
Hàng tháng, các phòng ban chấm điểm năng suất chất lượng cho các cán bộ, công nhân viên để tính lương năng suất chất lượng tháng cho nhân viên. Hệ số đánh giá năng suất chất lượng được dựa trên các tiêu chí về hiệu quả trong công việc, mối quan hệ ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp, ý thức tham gia các hoạt động phong trào tập thể...
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá về các hình thức đãi ngộ tài chính của Công ty
ĐVT: Người
TT Nội dung
Hài lòng Bình thường Không hài lòng Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) Ý kiến CC (%) 1 Tiền lương 54 75,00 15 20,83 03 4,17 2 Tiền thưởng 26 36,11 37 51,39 09 12,50 3 Tiền phụ cấp, trợ cấp, tiền phúc lợi 40 55,56 27 37,50 05 6,94 Nguồn: Số liệu điều tra (2017)
- Chính cách phân phối lương cho cán bộ công nhân viên theo năng suất chất lượng làm cho họ có ý thức làm việc cao hơn, luôn chú trọng thực hiện đúng các nội quy, quy định, quy trình của công ty nhằm có thu nhập cao. Chính vì vậy, đây cũng là một hình thức động viên hữu hiệu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cá nhân của họ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân họ với công tác quản lý điện năng nói chung và kiểm soát TTĐN nói riêng.Qua kết quả điều tra cho thấy, có 75% ý kiến cho rằng hài lòng và trên 20% cán bộ, công nhân viên thấy bình thường về số tiền lương được nhận, tỷ lệ không hài lòng là rất thấp chỉ khoảng 4% số ý kiến. Như vậy, người lao động cảm thấy tiền lương họ nhận được tại công ty là xứng đáng với thành tích mình đạt được trong công việc.
Về tiền thưởng, phần lớn người lao động cảm thấy không hài lòng là do mức thưởng công ty xây dựng chưa cao và cảm thấy các chế độ thưởng chưa thật sự hấp dẫn (có khoảng trên 60% số ý kiến thấy bình thường và không hài lòng).
Về tiền phụ cấp, trợ cấp, tiền phúc lợi: Đa số tất cả người lao động cho biết thông qua các khoản phụ cấp, trợ cấp đều đã thể hiện sự quan tâm của công ty đối với cuộc sống người lao động. Tuy nhiên, còn thấp nên chưa tạo được động lực làm việc cho họ nhiều, các khoản trích bảo hiểm mới chỉ dừng lại ở mức Nhà nước quy định còn chưa có nhiều các chế độ phúc lợi khác.
Với việc xây dựng và áp dụng các chính sách, quy chế của công ty như: chính sách tuyển dụng lao động, quy chế sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ tương trợ, quy chế chấm điểm thi đua trong sản xuất kinh doanh điện năng, quy chế hoạt động sản xuất khác ngoài sản xuất kinh doanh điện năng…đã đảm bảo được tính đúng luật, công bằng, khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ công nhân viên làm việc có hiệu quả cao. Điều này góp phần làm cho việc kiểm soát các hoạt động tại công ty được thực hiện tốt hơn.
* Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Công tác đào tạo của công ty luôn được quan tâm. Hàng năm, công ty luôn lập kế hoạch đào tạo các chuyên môn nghiệp vụ nhằm củng cố, cập nhật và nâng cao các kiến thức có liên quan cho cán bộ, công nhân viên. Công ty đã liên tục cử cán bộ, công nhân viên, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ văn phòng tham gia các lớp nâng cao kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, kiến thức hành chính, văn thư, kỹ năng phân tích, đánh giá các dự án đầu tư, kiến thức
pháp luật, thanh tra, đánh giá tình tình tài chính, báo cáo thuế,… Các khóa đào tạo về nghiệp vụ và được cấp chứng chỉ hành nghề như: nghiệp vụ đấu thầu, giám sát thi công công trình, thiết kế công trình… Cụ thể như sau:
Bảng 4.6 Tình hình tham gia các lớp tập huấn, đào tạo của cán bộ, công nhân viên trong Công ty qua 3 năm 2015 – 2017
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ
1 Số lượt cử đi tham
gia tập huấn Lượt 41 47 50 114,63 106,38 110,43 2 Số lượt tham gia
tập huấn Lượt 39 47 49 120,51 104,26 112,09 3
Kinh phí thực hiện Tỷ
đồng 15,8 19,2 21,1 121,52 109,90 115,56 Nguồn: Phòng Tổ chức – nhân sự (2018)
Với đội ngũ công nhân, công ty tổ chức đào tạo thi nâng bậc hàng năm và định kỳ có mở lớp huấn luyện các kỹ năng nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động;
Bảng 4.7 Kết quả thi nâng bậc hàng năm cho công nhân trong công ty qua 3 năm 2015 – 2017 ĐVT: Người TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 BQ Tổng số 18 23 17 127,78 73,91 97,18 1 Loại xuất sắc 1 1 1 100,00 100,00 100,00 2 Loại giỏi 3 6 3 200,00 50,00 100,00 3 Loại khá 10 10 11 100,00 110,00 104,88 4 Loại Trung bình 4 6 2 150,00 33,33 70,71 5 Loại Kém 0 0 0 - - - Nguồn: Phòng Tổ chức – nhân sự (2018)
Qua bảng 4.7 ta thấy, trình độ tay nghề của công nhân luôn ổn định và tăng qua các năm, riêng trình độ trung bình có xu hướng giảm (khoảng 30%) qua các kì thi; loại kém không có. Tuy nhiên, tỷ lệ tay nghề trung bình còn chiếm tỷ lệ tương đối nhiều ở đội ngũ công nhân trẻ, đây là một khó khăn cần có những giải pháp kịp thời của Điện lực Gia Lâm, góp phần cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn trong giám sát điện năng và quản lý TTĐN.
Công tác luân chuyển vị trí cán bộ quản lý cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty được thực hiện 3 năm 1 lần nhằm tạo điều kiện cho họ học hỏi, tăng khả năng thích nghi với các kỹ năng làm việc ở các vị trí khác nhau, đây cũng được xem như là một hình thức tự đào tạo cán bộ công nhân viên. Cũng từ đó, hoạt động còn giúp cho mọi người hiểu hơn về các công việc của nhau nhằm tránh hiện tượng “độc quyền” trong lĩnh vực nào đó tạo nên các tiêu cực không tốt ảnh hưởng tới hiệu quả lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do số lượng nhân viên ở mỗi bộ phận vẫn còn bị hạn chế về số lượng nên khối lượng công việc hàng ngày phải làm còn lớn. Chính vì vậy, hiện nay vẫn còn tình trạng làm việc để hoàn thành công việc hơn là chú trọng vào hiệu quả công việc. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới việc kiểm soát trong Công ty bị hạn chế.
Để đánh giá khách quan hơn về công tác nhân lực phục vụ cho quản lý điện năng nói chung và hệ thống kiểm soát TTĐN nói riêng, tác giả tiến hành thu thập ý kiến của 02 nhóm đối tượng: cán bộ, công nhân viên trong công ty và khách hàng sử dụng điện. Kết quả thu được như bảng 4.8 dưới đây: