Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 55)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi tiến hành thu thập những tài liệu đã được công bố, bao gồm: Số liệu thống kê, các báo cáo về tình hình cung cấp điện và TTĐN của Công ty Điện lực Gia Lâm; thực trạng hệ thống kiểm soát TTĐN của công ty… Ngoài ra, số liệu thu thập để nghiên cứu bao gồm cả kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố trước đây, tình hình kinh doanh và thực trạng TTĐN của các doanh nghiệp cùng ngành.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 02 nhóm đối tượng gồm: (1) các cán bộ quản lý, công nhân viên trong công ty; (2) và các khách hàng sử dụng điện của công ty trên địa bàn huyện Gia Lâm. Cụ thể như sau:

- Dung lượng mẫu điều tra: Áp dụng công thức Taro Yamane như sau:

n = N/ (1 + N*e2)

Trong đó: n là số lượng mẫu cần xác định cho điều tra

N là tổng số mẫu (N là Tổng số cán bộ, công nhân viên hoặc tổng số hộ/đơn vị sử dụng điện trên địa bàn huyện Gia Lâm)

e là mức độ chính xác mong muốn (vì thời gian có hạn nên tác giả lựa chọn e = 10%)

Từ công thức trên, tác giả xác định được:

+ Số cán bộ, công nhân viên: 72 cán bộ, công nhân viên trong tổng số 252 cán bộ, công nhân viên của công ty. Sau đó, chọn 09 cán bộ quản lý tương ứng với 09 Ban/Phòng/Đội quản lý và 63 công, nhân viên để điều tra, phỏng vấn.

+ Khách hàng sử dụng điện: 100 khách hàng trong tổng số 92.332 khách hàng sử dụng điện của công ty trên địa bàn huyện Gia Lâm. Sau đó, chọn ngẫu nhiên các khách hàng của công ty để điều tra, phỏng vấn.

- Nội dung điều tra: Số liệu thu thập bao gồm các thông tin chung về đối tượng được điều tra; các đánh giá, nhận định về hệ thống kiểm soát TTĐN và hiệu lực hoạt động của hệ thống kiểm soát TTĐN trong thời gian vừa qua.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Công cụ xử lý: Kết hợp xử lý số liệu thủ công với xử lý số liệu bởi phần mềm Excel.

- Các chỉ tiêu để tổng hợp bao gồm: Số liệu tuyệt đối, số liệu tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở tổng hợp số liệu điều tra, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, so sánh tình hình các doanh nghiệp, tình hình thực tế khi thực hiện các quy trình kiểm soát TTĐN tại đơn vị và các doanh nghiệp cùng ngành. Trên cơ sở số liệu điều tra, thông qua việc sử dụng số bình quân, mức tối đa, tối thiểu và tần suất xuất hiện của các hiện tượng, tiến hành phân tích theo từng góc độ kinh tế và kỹ thuật nhằm tìm ra quy luật và nguyên nhân gây TTĐN trong vận hành lưới điện.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tương đối, tuyệt đối và mức độ kết quả thực hiện của các yếu tố so với tiêu chuẩn đã được quy định của ngành và mục tiêu quản lý.

Phương pháp này được sử dụng để so sánh sự biến động về tài sản, nguồn vốn, về lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình TTĐN qua một số năm.

3.2.3.3 Phương pháp chuyên gia

Dựa vào việc hỏi ý kiến những công ty tư vấn, những chuyên gia có chuyên môn sâu trong ngành và có nhiều kinh nghiệm quản lý, kiểm soát TTĐN, từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề quản lý một các đúng đắn, có căn cứ và tính khả thi cao.

Ngoài ra chúng tôi còn phỏng vấn những nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm trong quản lý, vận hành và giám sát TTĐN trong nhiều năm.

3.2.3.4 Phương pháp thang đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert với 3 mức từ 1 đến 3 tương ứng với các ý kiến từ không tốt/không hài lòng đến Tốt/Hài lòng.

Thang đo Likert đo các thái độ và hành vi bằng cách sử dụng các lựa chọn trả lời để phân vùng phạm vi từ tệ nhất đến tốt nhất. Thang thang đo Likert cho phép phát hiện ra mức độ của ý kiến. Điều này rất quan trọng khi tác giả nghiên cứu chủ đề khó khăn như lĩnh vực kỹ thuật điện, nhất là thu thập ý kiến của khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ điện được cung ứng và thái độ phục vụ của cán bộ, công nhân viên của công ty.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng để nghiên cứu đề tài này gồm: - Hệ thống chỉ tiêu về số lượng:

+ Số khách hàng từng loại, số TBA, độ dài hệ thống đường dây, doanh thu… + Số điện tiêu thụ, số điện tổn thất;

+ Số vi phạm sử dụng điện và an toàn lưới điện;

+ Số lần kiểm tra, thanh tra vi phạm sử dụng điện và an toàn điện; - Hệ thống chỉ tiêu về chất lượng:

+ Tỷ lệ tổn thất điện năng (%);

+ Tỷ lệ vi phạm phát hiện qua kiểm tra (%);

+ Tỷ lệ thiết bị, hệ thống đo đếm được thay thế (%);

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 4.1.1. Thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm trong thời gian vừa qua

TTĐN trong truyền tải và phân phối điện là một trong những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện. Giảm TTĐN mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nền kinh tế – xã hội, cho ngành điện và cho các hộ tiêu thụ. Vì vậy, Công ty Điện lực Gia Lâm luôn quan tâm chặt chẽ tới mức TTĐN qua các năm nhằm kịp thời có những giải pháp kiểm soát và giảm TTĐN xuống mức thấp nhất. Dưới đây là tình hình TTĐN trong những năm gần đây tại Công ty (bảng 4.1).

Bảng 4.1. Tình hình TTĐN của Công ty qua 3 năm 2015 - 2017

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1 Điện năng tổn thất 106 kWh 27,4 27,73 27,04 101,20 97,51 99,34 2 Tỷ lệ tổn thất % 5,38 5,00 4,72 92,94 94,40 93,68 3 Tiền điện năng tổn thất Triệu đồng 45.099,66 46.863,22 45.733,27 103,91 97,59 100,70 Nguồn: Phòng Kinh doanh điện năng (2018)

Từ kết quả thực hiện trên cho thấy, TTĐN tại Công ty Điện lực Gia Lâm giảm qua 3 năm, luôn giảm thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch giao, đúng theo lộ trình. Tuy nhiên, năm 2016 tăng 1,2% so với năm 2015. Số tiền điện năng tổn thất qua 3 năm tăng 0,7%. Đây là một trong những thách thức đối với công ty, để giảm tiếp tỷ lệ TTĐN và số tiền điện năng tổn thất trong các năm tiếp theo luôn là vấn đề khó khăn trong công tác giảm tổn thất, cần đến các giải pháp tối ưu, triển khai đồng bộ, đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện kịp thời hiệu quả.

Bên cạnh đó, TTĐN trong mạng điện gồm hai thành phần là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Tổn thất kỹ thuật là thành phần tổn thất gây ra bởi hiệu ứng jun khi có dòng điện chạy trên các phần tử dẫn điện, còn tổn thất thương mại là thành phần tổn thất phi kỹ thuật, hoặc chỉ liên quan gián tiếp đến các yếu tố kỹ thuật. Theo số liệu thống kê và tính toán, tỉ lệ tổn thất kỹ thuật điện năng biến động trong phạm vi khá rộng, thậm chí có thể gấp 2 đến 3 lần tổn thất thương mại. Tuy nhiên, nếu như thành phần tổn thất kỹ thuật là “bất khả kháng” tức chỉ khắc phục được đến mức nhất định chứ không thể loại trừ hoàn toàn được, thì thành phần tổn thất thương mại lại có thể gần như hoàn toàn. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu tổn thất thương mại, tìm ra các giải pháp thích hợp sẽ đem lại hiệu quả hết sức to lớn. Bảng 4.2 thể hiện tình hình TTĐN biểu hiện dưới hai thành phần cụ thể sau:

Bảng 4.2. Tình hình TTĐN biểu hiện dưới hai thành phần qua 3 năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: %

Năm

Tổn thất thương mại Tổn thất kỹ thuật Tổng tổn thất

KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH

2015 1,07 0,83 77,57 4,65 4,55 97,85 5,67 5,38 94,88 2016 0,97 0,79 81,44 4,35 4,21 96,78 5,32 5,00 93,98 2017 0,82 0,73 89,02 4,02 3,99 99,25 4,84 4,72 97,52 Nguồn: Phòng Kinh doanh điện năng (2018)

Qua số liệu thống kê ta thấy, công tác thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Gia Lâm đã mang lại kết quả hữu hiệu, tỷ lệ tổn thất đã giảm đáng kể, hoàn thành kế hoạch tổn thất Công ty giao ở mức độ khá tốt, tiết kiệm cho ngành một khoản tiền rất lớn.

Tại Điện lực Gia Lâm, điện năng tổn thất chủ yếu vẫn là tổn thất kỹ thuật. Trong những năm gần đây, hệ thống điện từng bước được nâng cấp, cải tạo nên tổn thất kỹ thuật đã giảm đáng kể từ 4,55% (năm 2015) xuống còn 3,99% (năm 2017). Tổn thất thương mại cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, giảm từ 0,83% (năm 2015) xuống 0,73% (năm 2017). Tuy nhiên, đây chưa phải là con số thấp nhất, do đó, cán bộ, công nhân viên của Điện lực Gia Lâm đang cố gắng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ TTĐN xuống mức thấp nhất có thể, cụ

thể: Tổn thất kỹ thuật dưới 2% và đặc biệt phấn đấu giảm tổn thất thương mại còn khoảng 0,3 – 0,4%. Nếu so với tỉ lệ TTĐN trên lưới của toàn ngành năm 2017 là 5,63% (trong số này 3,99% là tổn thất kỹ thuật và 0,73% là tổn thất thương mại). Vậy tổn thất kỹ thuật của Công ty Điện lực Gia Lâm đã đạt được thành tích khá tốt trong công tác giảm tổn thất kỹ thuật, còn tổn thất thương mại vẫn giữ ở mức trung bình. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho ngành Điện còn hạn hẹp nên Điện lực Gia Lâm cần quan tâm tới công tác sắp xếp và quản lý tốt khách hàng để phấn đấu giảm tổn thất thương mại tới mức thấp nhất, đây chính là mục tiêu hàng đầu; nếu điều kiện vốn và kỹ thuật cho phép thì có thể kết hợp giảm tổn thất kỹ thuật.

4.1.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Gia Lâm trong thời gian vừa qua Gia Lâm trong thời gian vừa qua

4.1.2.1. Hệ thống nguồn lực kiểm soát tổn thất điện năng

a. Quy mô, cơ cấu bộ máy quản lý

Những ngày đầu hoạt động với trách nhiệm quản lý, khai thác hơn 132 km đường dây, 262 trạm biến áp các loại trên địa bàn rộng (khoảng 12.000 ha) thuộc 20 xã và 2 thị trấn, nhưng thời gian đầu quân số chỉ có 56 người. Lực lượng lao động trẻ chiếm số đông, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, kinh nghiệm còn hạn chế... nên công tác quản lý, vận hành lưới điện, phát triển khách hàng, thu ngân viên... rất vất vả, chí phí quản lý cao. Hơn nữa, lưới điện trong khu vực được xây dựng quá lâu nên đã xuống cấp, không an toàn, tổn thất điện năng cao, quá trình tiếp nhận phải tiến hành cải tạo, sửa chữa thường xuyên mới đảm bảo cung cấp điện ổn định.

Được sự giúp đỡ của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội lãnh đạo Công ty Điện lực Gia Lâm đã thực hiện các biện pháp: Sắp xếp đội ngũ lao động hợp lý, tiến hành chuyên môn hoá các phòng ban, trong đó thành lập 6 phòng chuyên môn, 3 đội quản lý đảm nhiệm các công tác vận hành lưới điện, quản lý khách hàng, ghi chỉ số công tơ, xử lý sự cố; cử một số cán bộ chủ chốt đi học lớp quản lý để nâng cao kiến thức về quản lý, điều hành; đối với lực lượng lao động phải thường xuyên trao đổi, học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, tay nghề, kể cả kỹ năng giao tiếp với khách hàng... Bên cạnh đó, Công ty Điện lực Gia Lâm còn tích cực đổi mới công tác quản lý kỹ thuật, tăng cường các giải pháp giữ cho lưới điện được an toàn… Vì vậy thời gian qua trên địa bàn huyện Gia Lâm không

có tai nạn và sự cố lớn xảy ra, lưới điện luôn ổn định, tạo được lòng tin ở khách hàng. Tính tới thời điểm hiện nay (2017) Công ty Điện lực Gia Lâm đã có trụ sở riêng với 7 phòng chuyên môn và 03 Đội chuyên trách gồm: Đội kiểm tra, giám sát sử dụng điện, đội Quản lý khách hàng F9 và đội Quản lý dịch vụ khách hàng (trong đó gồm 9 đội quản lý điện chia về các xã, Thị trấn). Sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên Công ty đã thúc đẩy Công ty ngày càng lớn mạnh.

Đạt được kết quả bước đầu nhưng khó khăn, thách thức của Công ty Điện Lực Gia Lâm vẫn đang còn ở phía trước. Hy vọng với sự giúp đỡ của Tổng công ty Điện Lực TP.Hà Nội, đơn vị sẽ phát huy nội lực, phấn đầu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế nông thôn khu vực phía đông Thành phố.

Với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Gia Lâm được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng.

Quy trình sản xuất và tiêu thụ điện gồm 2 khâu nên có khâu hình thành chi phí sản xuất:

- Chi phí sản xuất ở khâu sản xuất điện.

- Chi phí sản xuất ở khâu truyền tải, phân phối điện.

b. Nguồn lực con người

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi quy trình, mọi hoạt động. Đặc biệt, trong công tác kiểm tra, kiểm soát, đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng, vừa thuộc môi trường kiểm soát, nhưng cũng đồng thời là chủ thể thực hiện các thủ tục kiểm soát. Khi nhân viên có năng lực, tư cách đạo đức tốt thì nhiều quá trình kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát. Nhưng nếu đội ngũ nhân viên thiếu năng lực hoặc đạo đức không tốt thì hệ thống kiểm soát dù được thiết kế tốt cũng vẫn không hiệu quả.

Ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Gia Lâm nói riêng là một đơn vị sản xuất kinh doanh theo khu vực, vừa mang tính chất kỹ thuật, vừa mang tính chất xã hội. Nó mang tính chất kỹ thuật cao vì đây là hình thức lao động phức tạp. Đối với công tác quản lý điện năng nói chung, và công tác kiểm soát TTĐN nói riêng, muốn an toàn, không xảy ra sự cố, tai nạn cũng như kiểm soát được tình hình tổn thất có thể xảy ra, lao động phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đồng bộ và hết sức chính xác trên cả dây chuyền sản xuất. Do đó,

đối với cán bộ kỹ thuật làm công tác quản lý và vận hành đều được đào tạo chính quy và có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ tối thiểu. Công ty không sử dụng lao động giản đơn vào bất kỳ khâu cơ bản nào của ngành điện.

Nguồn nhân lực của Công ty luôn được bổ sung phù hợp với sự phát triển của lưới điện. Trong những năm trở lại đây, nguồn nhân lực được tuyển chọn, đào tạo chú trọng về chất lượng. Công ty tuyển chọn công nhân điện dựa trên 2 nguồn chủ yếu: Hoặc có trình độ trung cấp trở lên hoặc tuyển chọn người tốt nghiệp trung học phổ thông qua 2 năm học nghề tại trường công nhân điện của ngành. Cả hai nhóm đối tượng đều phải qua sát hạch quy trình kỹ thuật an toàn nếu đạt mới được tiếp nhận vào công ty. Đồng thời, số liệu thể hiện qua bảng 3.1, cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của công ty đáp ứng được công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)