Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 87 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng tại công ty điện lực Gia

4.1.4. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát tổn thất điệnnăng tại Công ty

Điện lực Gia Lâm trong thời gian vừa qua

4.1.4.1. Ưu điểm

- Cán bộ, công nhân viên trong Công ty phần lớn trẻ tuổi, được đào tạo bài bản, nhiệt tình, năng động và phát huy trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tốt. Lao động ngày càng có kinh nghiệm trong công tác, có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, lao động tốt. Quan hệ gắn bó, phối hợp giữa các phòng và đội quản lý trực tiếp được xác lập theo đúng nội quy, quy chế và liên tục đề ra những giải pháp đúng đắn, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm soát TTĐN;

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề được chú trọng nhằm tạo đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ về công việc ngày càng cao;

- Các công trình hệ thống lưới điện phân phối được tích cực cải tạo, đầu tư, điều này dẫn đến công tác kiểm soát TTĐN cũng dễ dàng hơn;

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm soát TTĐN, từ đó giảm thiểu được rủi ro TTĐN;

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị kiểm soát TTĐN, nhanh chóng phát hiện những hành vi vi phạm sử dụng điện và kiểm soát được những tiêu hao, tổn thất một cách nhanh chóng.

4.1.4.2 Hạn chế

Trong những năm vừa qua, hệ thống kiểm soát TTĐN được xây dựng và hoạt động nhưng còn tồn tại nhiều bất cập như:

- Nguồn nhân lực dồi dào, thường xuyên được củng cố về chất lượng, từng bước đáp ứng được nhiệm vụ đề ra, nhưng thiếu cán bộ quản lý có năng lực, chưa có trình độ chuyên môn sâu để xử lý vấn đề kịp thời TTĐN trong hệ thống kiểm soát TTĐN.

Do cơ chế độc quyền tự nhiên, tính ỷ lại, chậm thích nghi với thực tiễn đặt ra, thiếu chủ động tháo gỡ khó khăn, giải quyết công việc kéo dài vẫn còn tồn tại và phổ biến ở một số cơ sở và một số cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp ở cơ sở chưa khoa học và phù hợp với thực tế tại đơn vị. Việc sắp xếp, bố trí lao động tại một số đội cơ sở chưa khai thác hết năng lực của nhóm và từng người; những kiến thức quản lý, nghiệp vụ đã được bồi dưỡng chưa được vận dụng đầy đủ vào thực tế sản xuất; ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một bộ phận lao động có lúc, có nơi chưa đầy đủ.

- Việc khen thưởng, trả lương chưa đi vào thực chất, tuy được đánh giá ở mức khá nhưng vẫn còn không ít kết quả mang tính “bình quân”. Chính thu nhập không tương xứng với kết quả lao động bỏ ra sẽ gây giảm động lực làm việc và tinh thần lao động.

- Một số mảng công việc trong công tác kiểm soát tại một số địa bàn trong huyện chưa có sự phối hợp tốt giữa các phòng và đội quản lý cơ sở, chưa gắn trách nhiệm cụ thể cho các đối tượng nên đôi lúc chưa chủ động phối hợp triển khai mà còn trông chờ vào ý kiến của lãnh đạo.

- Công tác trực tiếp kiểm tra cấp cơ sở chưa được thực hiện tốt, thiếu cương quyết trong xử lý; việc kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cấp chưa cao; việc chấp hành quy trình, quy phạm của một số cá nhân chưa nghiêm túc. Lưới điện của Công ty trải rộng trên toàn bộ địa bàn huyện, đi sâu xuống các ngõ, thôn xóm, đến từng nhà dân. Khách hàng cũng gồm nhiều thành phần khác nhau nên công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng điện là một khâu cần thiết góp phần làm giảm TTĐN của Công ty. Công tác này đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục mới cho kết quả mong muốn. Hiện nay, Công ty đã thành lập Đội kiểm tra và giám sát hợp đồng mua bán điện có 7 người, trực tiếp phối hợp với Công an huyện, Công an các xã và đội quản lý khách hàng khu vực thường xuyên tiến hành kiểm tra chống lấy cắp điện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về điện. Hình thức này có tác dụng khá tích cực vì nắm rõ được địa bàn, hiểu được đặc điểm khách hàng và có sự trợ giúp của Pháp luật. Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể đối với các trường hợp lấy cắp điện mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật điện lực. Hiện nay, Công ty chỉ tiến hành truy thu, sử phạt hành chính và bồi thường thiệt hại vật chất đối với những trường hợp ăn cắp điện và tiến hành giao cho công an xử lý. Điều này đòi hỏi Tổng Công ty, EVN đưa ra những chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn áp dụng đối với những trường hợp cụ thể mới giảm được nguy cơ ăn cắp điện.

- Công trình xây dựng cơ bản chưa được đầu tư đúng mức, cần tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hơn về hệ thống truyền tải điện năng, từ đó dễ dàng kiểm soát được những TTĐN không đáng có.

- Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức khách hàng sử dụng trong vấn đề TTĐN và kiểm soát TTĐN chưa tốt.

- Do Luật Điện lực mới ban hành, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện, cơ chế kinh doanh và phục vụ chưa được phân định cụ thể, khung giá điện vẫn chưa hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế nên đã không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kiểm soát TTĐN.

Tóm lại, việc đánh giá một cách cụ thể thực trạng hệ thống kiểm soát điện năng của Công ty trong thời gian vừa qua, rút ra được những kết quả đạt được và tồn tại sẽ là cơ sở khoa học cho việc xác định các giải pháp đồng bộ, nhất quán và thiết thực.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC GIA LÂM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát tổn thất điện năng của công ty điện lực gia lâm (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)