Các nghiên cứu trước có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại sacombank chi nhánh lạng sơn (Trang 43 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ NHBL tại ngân hàng thương mại

2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan

Đã có rất nhiều những luận văn nghiên cứu, phân tích về đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM. Sau đây là một số luận văn tiêu biểu có liên quan.

Nghiên cứu đã chỉ ra vần đề cần giải quyết trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam là phải đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng bởi vì những lợi thế so sánh vốn có của ngân hàng thương mại Việt Nam đang mất dần trong quá trình hội nhập. Đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các yếu tố cần thiết cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Từ đó cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu cho đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam là: Môi trường pháp lý; quy mô vốn, công nghệ, nhân lực, quản lý rủi ro và quản trị điều hành. Đưa ra giải pháp cần thiết cho quá trình đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung nhất là những giải pháp ổn định môi trường pháp lý, tăng cường năng lực tài chính, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức quản trị rủi ro và quản trị điều hành NHTM.

- Thu Hương (2013) đã nghiên cứu đề tài "Khác biệt hóa dịch vụ - Cơ hội để ngân hàng thương mại tồn tại"

Nghiên cứu đã: Khẳng định CNTT là yếu tổ quan trọng nhất tạo sự khác biệt canh tranh cho dịch vụ ngân hàng. Tác giả đã tập trung thảo luận các xu hướng công nghệ mới nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động và đổi mới dịch vụ trong lĩnh vực tài chính, ứng dụng cơng nghệ trong cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng; Nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua giải pháp phân tích dữ liệu lớn; Ứng dụng hiệu quả các kênh phên phối hiện đại mang lại các bước đột phá mới trong dịch vụ khách hàng; Nâng cao năng lực vận hành hệ thống ngân hàng dựa trên nền tảng dịch vụ đám mây; Quản trị hệ thống công nghệ thông tin linh hoạt đáp ứng các mục tiêu kinh doanh mới trong môi trường kinh tế biến động; Tối ưu hóa hoạt động thơng qua đổi mới và ứng dụng công nghệ; Xây dựng, củng cổ năng lực nhằm cung cấp sản phẩm phù hợp qua các kênh phân phối; Đảm bảo cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất trên mọi kênh phân phối.

- Nguyễn Hằng (2014) đã nghiên cứu “Ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của Việt Nam”.

Nghiên cứu đã đưa ra 04 yếu tố ngân hàng cần chú ý để giảm thiểu rủi ro và tổn thất trong quá trình phát triển dịch vụ: (1) Tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập ổn định làm việc trong các lĩnh vực có tiếm năng phát triển như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cán bộ nhân viên làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. (2) Xây dựng các quy trình và hệ thống quản trị rủi ro hồn chỉnh. (3) Hình thành đội ngũ chuyên gia tư vấn để giúp khách hàng kinh doanh có sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng linh hoạt hiệu quả. (4) Đảm bảo khách hàng hiểu rõ được những rủi ro cũng như các lợi ích tiềm năng mà bất cứ sản phẩm mới nào sẽ đem lại.

- Nguyễn Thị Huệ (2010) đã nghiên cứu “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Đông Hà Nội”.

Nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Đông Hà Nội. Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM. Tuy nhiên giải pháp về chính sách chưa được cụ thể cần phải được đề cập rõ hơn vì đơi khi những thay đổi trong chính sách của Nhà nước cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơ chế của các ngân hàng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng.

Các nghiên cứu trên tuy có đề cấp đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến phát triển dịch vụ NHBL tại Sacombank Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại sacombank chi nhánh lạng sơn (Trang 43 - 45)