huyện Hải Hậu
Nội dung đánh giá
Hộ Cán bộ, lãnh đạo các cấp Ý kiến
đồng ý Tỷ lệ (%) đồng ý Ý kiến Tỷ lệ (%)
Vùng quy hoạch dược liệu xác định phù
hợp điều kiện địa phương 60 66.67 4 80.00
Quy hoạch vùng sản xuất dược liệu được
công khai, minh bạch với người dân 90 100.00 5 100.00 Quy hoạch vùng sản xuất dược liệu rõ ràng,
cụ thể 82 91.11 4 80.00
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, 2018 Trong thời gian tới, các đối tượng điều tra đều nhận định việc quy hoạch sản xuất dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu tương đối sát với nhu cầu thị trường và khả năng của các địa phương, do đó không muốn điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất dược liệu mà hi vọng chính quyền địa phương tiếp tục hỗ trợ để phát triển vùng dược liệu như trước nhằm mở rộng diện tích các loại cây này nhằm tăng giá trị kinh tế cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.
Hộp 4.1. Quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu huyện Hải Hậu khá tốt
Việc quy hoạch vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, quy mô lớn ở Hải Hậu đã được UBND huyện phối hợp với các tổ chức, địa phương trong toàn huyện làm tốt từ năm 2014 và triển khai rộng rãi trong toàn huyện từ năm 2015. Trên thực tế, chúng tôi đã công bố rộng rãi quy hoạch này cho người dân, cũng giải thích rõ ràng những khúc mắc của người dân và cán bộ các xã, thị trấn trong toàn huyện để triển khai trên diện rộng đề án này. Tuy nhiên trong thực tế, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi cùng với việc thị trường tiêu thụ không ổn định, người dân lại ngại không dám mạo hiểm nên trừ một số xã như Hải Toàn, Hải Lộc, Hải Quang, Hải Ninh thì đại đa số các xã trong huyện đều phát triển rất chậm diện tích trồng cây dược liệu, chủ yếu vẫn là đinh lăng và thìa canh vì hiện tại các loại cây này hiệu quả kinh tế tương đối cao. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp tích cực hơn nữa với các cấp, ngành ở địa phương và người dân để đẩy nhanh việc hiện thực hóa đề án phát triển sản xuất dược liệu đưa huyện Hải Hậu thành vùng sản xuất và sơ chế dược liệu trọng điểm của tỉnh Nam Định cũng như khu vực đồng bằng sông Hồng.
Nguồn: Ông Vũ Văn Triển, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Hậu, phỏng vấn ngày 2/4/2018
4.1.2. Giải pháp về đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu
Để phát triển sản xuất dược liệu thì điều kiện không thể thiếu đó là tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động này. Do đó, UBND huyện Hải Hậu cũng như các xã, thị trấn trên địa bàn huyện rất coi trọng công tác đầu tư vào các lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại địa phương.
Để phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu của huyện Hải Hậu, UBND huyện cũng như UBND các xã, thị trấn đã tích cực triển khai và lồng ghép rất nhiều chính sách để thu hút, hỗ trợ các DN đầu tư cho sản xuất, đặc biệt hỗ trợ một phần cơ sở vật chất, hạ tầng cho vùng trồng cây dược liệu, các chính sách có thể kể tới bao gồm:
Bảng 4.5. Khái quát một số chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu của huyện Hải Hậu
Chính sách Nội dung Ghi chú Nghị định số 65/2017/NĐ- CP ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.
- Hỗ trợ sản xuất giống dược liệu
- Hỗ trợ áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt
- Hỗ trợ nuôi trồng dược liệu tập trung
Còn hiệu lực
Quyết định 35/2015/QĐ- UBND về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định
Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản trong đó có hỗ trợ phát triển dược liệu: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các CCN; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng....
Còn hiệu lực
Quyết định 800/2010/QĐ- TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, CN, TTCN và dịch vụ;
- Phát triển cơ sở hạ tầng cho kinh tế - xã hội; - Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn các xã, thị trấn;
Hết hiệu lực
Quyết định 1600/2016/QĐ- TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020
- Quy hoạch xây dựng NTM
- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (đặc biệt là hệ thống giao thông thôn, xã và hệ thống thủy lợi nội đồng, lưới điện nông thôn)
Còn hiệu lực
Quyết định số 1346/QĐ- UBND ngày 30/7/2014 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014- 2020
- Củng cố và phát triển các loại hình HTX (đặc biệt là HTX chuyên ngành như sản xuất dược liệu) - Khuyến khích phát triển các loại hình DN nông nghiệp, hỗ trợ liên kết DN – nông dân (hoàn thiện CSHT cho NN, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, ...)
Còn hiệu lực
Bên cạnh một số chính sách chủ đạo kể trên, hiện nay trên địa bàn huyện Hải Hậu vẫn đã và đang triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung trong đó có sản xuất cây dược liệu như chương trình khuyến thương, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lĩnh vực nông nghiệp, chương trình dạy nghề, đào tạo nghề cho lĩnh vực nông thôn....