Yếu tố về năng lực của các hộ sản xuất cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 77 - 79)

Các hộ nông dân tham gia hoạt động trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hải Hậu đều là những đối tượng đã có kinh nghiệm sản xuất dược liệu trước đây nên việc tham gia sản xuất dược liệu hoàn toàn chủ động và không gặp khó khăn gì nhiều. Tuy nhiên, phần lớn các hộ điều tra đều cho rằng, hiện nay vấn đề lớn nhất mà hộ gặp phải đó là quy mô sản xuất của hộ ảnh hưởng khá nhiều đến việc hộ có thể phát triển sản xuất dược liệu theo hướng liên kết hay không.

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển sản xuất cây dược liệu đinh lăng, thìa canh. Hiện nay chi phí đầu tư trồng, thu hoạch và sơ chế dược liệu sẽ quyết định đến mức độ chủ động của người dân trong quá trình sản xuất. Vốn giúp các hộ nông dân có khả năng chủ động đầu tư các loại máy móc thiết bị khác phục vụ cho phát triển sản xuất dược liệu như máy sấy, máy bơm nước tự động... và có thể chủ động đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo kết quả điều tra năm 2017, nguồn vốn sản xuất là yếu tố ảnh hưởng đến bình quân diện tích, sản lượng thìa canh trên địa bàn xã Hải Lộc và đinh lăng trên địa bàn xã Hải Quang. Năm 2016, bình quân diện tích trồng đinh lăng của nhóm hộ có vốn sản xuất từ 7 triệu đồng trở lên là lớn chiếm lớn nhất toàn xã, đạt 2762m2, trong khi nhóm hộ có vốn sản xuất từ 5 triệu trở lên với thìa canh là hơn 2000m2. Nhóm hộ có vốn sản xuất từ 0,5-3 triệu đồng có bình quân diện tích đinh lăng thấp toàn xã, đạt 790,39m2, con số này với thìa canh là 913m2. Cùng với đó, bình quân sản lượng đinh lăng, thìa canh của nhóm hộ từ 7 triệu đồng trở lên cũng

chiếm giá trị cao nhất. Cho thấy rằng, các hộ tập trung vốn sản xuất càng lớn thì diện tích và sản lượng sẽ đạt giá trị cao hơn nhóm hộ có vốn sản xuất ít hơn.

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của vốn sản xuất đến bình quân diện tích, sản lượng dược liệu của hộ trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017

Chỉ tiêu Dưới 3 triệu Từ 3- 7 triệu Từ 7 triệu trở lên 1. Đinh lăng BQ Diện tích (m2) 790,39 1574,82 2762 BQ Sản lượng (kg/sào) 944,19 1778,82 2140 2. Thìa canh BQ Diện tích (m2) 913 1648,12 2346 BQ Sản lượng (kg/sào/năm) 744,21 882,43 983,15

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Để phát triển sản xuất dược liệu, vốn đầu tư cho sản xuất là rất quan trọng. Hiện nay nguồn vốn của người dân hầu hết là vốn tự có. Đó là nguồn vốn quan trọng, nó thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình phát triển sản xuất. Mặt khác, người dân tự bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh thì họ có trách nhiệm với nguồn vốn mình bỏ ra đầu tư, hiện nay người dân đa phần sử dụng vốn tự có trong sản xuất, với tâm lý sợ thua lỗ và phải gánh thêm khoản chi phí khác nếu sản xuất không đạt kết quả cao.

Do nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ nông dân nói chung và nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ tham gia trồng dược liệu nói riêng còn hạn chế. Bên cạnh đó đầu tư cho sản xuất dược liệu thời kỳ đầu tương đối lớn. Do đó, để sản xuất nhiều hộ nông dân đã phải vay mượn ở nhiều nguồn khác nhau như: ngân hàng, người thân, bạn bè.

Để phát triển sản xuất dược liệu, yếu tố nguồn vốn phục vụ sản xuất rất quan trọng. Tuy nhiên để hộ nông dân có điều kiện mở rộng quy mô hoặc thu hút nhiều hộ tham gia trồng dược liệu hơn nữa, các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân được tiếp cận với việc vay vốn. Hộ trồng dược liệu có tương đối đa dạng các nguồn vốn phục vụ sản xuất. Để phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả của phát triển sản xuất dược liệu, các hộ bắt buộc phải huy động được các nguồn vốn khác nhau để có thể có được

những đầu vào có chất lượng tốt nhất, chủ động tiến hành sản xuất trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

Đất đai của các hộ trồng dược liệu hiện nay chủ yếu là đất vườn, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng nên chất đất cao, là đất phù sa có tầng đốm rỉ có kết von, với địa hình cao, vàn cao và vàn nên rất thích hợp cho việc phát triển cây dược liệu với giá trị về dược học cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)