Công ty phải đầu tư rất nhiều vốn để có thể thu mua và thanh toán tiền ngay cho người dân khi họ bán sản phẩm cho công ty, cũng như hỗ trợ đầu vào cho người sản xuất nhưng hiện nay chúng tôi hoàn toàn không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào về cơ sở hạ tầng, về đào tạo nhân lực cho phát triển sản xuất cả. Điều này làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, thời gian tới cần phải điều chỉnh việc này. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng cần phải tham gia phối hợp các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong thực hiện đúng cam kết với doanh nghiệp theo các hợp đồng kinh tế vì người dân phải hiểu rằng tuân thủ hợp đồng, bán theo nhu cầu doanh nghiệp, tôn trọng chữ tín mới có thể làm ăn lâu dài được.
Ông Nguyễn Văn Tài, công ty Nam Dược, Khu công nghiệp Hòa Xá, Nam Định
4.2.2. Yếu tố về năng lực của các hộ sản xuất cây dược liệu
Các hộ nông dân tham gia hoạt động trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Hải Hậu đều là những đối tượng đã có kinh nghiệm sản xuất dược liệu trước đây nên việc tham gia sản xuất dược liệu hoàn toàn chủ động và không gặp khó khăn gì nhiều. Tuy nhiên, phần lớn các hộ điều tra đều cho rằng, hiện nay vấn đề lớn nhất mà hộ gặp phải đó là quy mô sản xuất của hộ ảnh hưởng khá nhiều đến việc hộ có thể phát triển sản xuất dược liệu theo hướng liên kết hay không.
Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển sản xuất cây dược liệu đinh lăng, thìa canh. Hiện nay chi phí đầu tư trồng, thu hoạch và sơ chế dược liệu sẽ quyết định đến mức độ chủ động của người dân trong quá trình sản xuất. Vốn giúp các hộ nông dân có khả năng chủ động đầu tư các loại máy móc thiết bị khác phục vụ cho phát triển sản xuất dược liệu như máy sấy, máy bơm nước tự động... và có thể chủ động đầu tư mở rộng sản xuất.
Theo kết quả điều tra năm 2017, nguồn vốn sản xuất là yếu tố ảnh hưởng đến bình quân diện tích, sản lượng thìa canh trên địa bàn xã Hải Lộc và đinh lăng trên địa bàn xã Hải Quang. Năm 2016, bình quân diện tích trồng đinh lăng của nhóm hộ có vốn sản xuất từ 7 triệu đồng trở lên là lớn chiếm lớn nhất toàn xã, đạt 2762m2, trong khi nhóm hộ có vốn sản xuất từ 5 triệu trở lên với thìa canh là hơn 2000m2. Nhóm hộ có vốn sản xuất từ 0,5-3 triệu đồng có bình quân diện tích đinh lăng thấp toàn xã, đạt 790,39m2, con số này với thìa canh là 913m2. Cùng với đó, bình quân sản lượng đinh lăng, thìa canh của nhóm hộ từ 7 triệu đồng trở lên cũng
chiếm giá trị cao nhất. Cho thấy rằng, các hộ tập trung vốn sản xuất càng lớn thì diện tích và sản lượng sẽ đạt giá trị cao hơn nhóm hộ có vốn sản xuất ít hơn.
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của vốn sản xuất đến bình quân diện tích, sản lượng dược liệu của hộ trên địa bàn huyện Hải Hậu năm 2017
Chỉ tiêu Dưới 3 triệu Từ 3- 7 triệu Từ 7 triệu trở lên 1. Đinh lăng BQ Diện tích (m2) 790,39 1574,82 2762 BQ Sản lượng (kg/sào) 944,19 1778,82 2140 2. Thìa canh BQ Diện tích (m2) 913 1648,12 2346 BQ Sản lượng (kg/sào/năm) 744,21 882,43 983,15
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Để phát triển sản xuất dược liệu, vốn đầu tư cho sản xuất là rất quan trọng. Hiện nay nguồn vốn của người dân hầu hết là vốn tự có. Đó là nguồn vốn quan trọng, nó thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình phát triển sản xuất. Mặt khác, người dân tự bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh thì họ có trách nhiệm với nguồn vốn mình bỏ ra đầu tư, hiện nay người dân đa phần sử dụng vốn tự có trong sản xuất, với tâm lý sợ thua lỗ và phải gánh thêm khoản chi phí khác nếu sản xuất không đạt kết quả cao.
Do nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ nông dân nói chung và nguồn vốn phục vụ sản xuất của các hộ tham gia trồng dược liệu nói riêng còn hạn chế. Bên cạnh đó đầu tư cho sản xuất dược liệu thời kỳ đầu tương đối lớn. Do đó, để sản xuất nhiều hộ nông dân đã phải vay mượn ở nhiều nguồn khác nhau như: ngân hàng, người thân, bạn bè.
Để phát triển sản xuất dược liệu, yếu tố nguồn vốn phục vụ sản xuất rất quan trọng. Tuy nhiên để hộ nông dân có điều kiện mở rộng quy mô hoặc thu hút nhiều hộ tham gia trồng dược liệu hơn nữa, các ngân hàng thương mại cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân được tiếp cận với việc vay vốn. Hộ trồng dược liệu có tương đối đa dạng các nguồn vốn phục vụ sản xuất. Để phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả của phát triển sản xuất dược liệu, các hộ bắt buộc phải huy động được các nguồn vốn khác nhau để có thể có được
những đầu vào có chất lượng tốt nhất, chủ động tiến hành sản xuất trong mọi điều kiện hoàn cảnh.
Đất đai của các hộ trồng dược liệu hiện nay chủ yếu là đất vườn, đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng nên chất đất cao, là đất phù sa có tầng đốm rỉ có kết von, với địa hình cao, vàn cao và vàn nên rất thích hợp cho việc phát triển cây dược liệu với giá trị về dược học cao.
4.2.3. Yếu tố về năng lực của cán bộ địa phương và cơ sở về tổ chức thực hiện các giải pháp hiện các giải pháp
Hiện nay về cơ bản đội ngũ cán bộ cơ sở đã được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Tuy nhiên năng lực, trình độ quản lý, điều hành và tổ chức, triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế như việc sử dụng công cụ hỗ trợ như máy vi tính.v.v. vào trong quản lý.
Bảng 4.18. Thông tin cơ bản về cán bộ điều tra
Tiêu chí Số lượng (n=3) Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn - Sơ cấp, Trung cấp 1 33,33
- Cao Đẳng 1 33,33
- Đại học và sau đại học 1 33,33
Trình độ lý luận chính trị
- Chưa qua bồi dưỡng 1 33,33
- Trung cấp 2 66,67
Số năm công tác - Từ 2 - 5 năm 0 0,00
- Từ 5 - 10 năm 2 66,67
- Trên 10 năm 1 33,33
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Các cán bộ điều tra đều là người còn trẻ, có năng lực, có trình độ nên hoàn toàn có thể chủ động trong việc thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển dược liệu trên địa bàn huyện.
4.2.4. Yếu tố thuộc về nguồn lực của địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp giải pháp
Nguồn lực của địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu hiện nay còn rất thấp. Phát triển cây dược
liệu chất lượng cao đi đôi với việc áp dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, thu hái, sơ chế và bảo quản. Căn cứ nhu cầu sử dụng các loại cây dược liệu phục vụ sản xuất, chế biến của công ty, doanh nghiệp để xây dựng định hướng phát triển cây dược liệu trong thời gian tới. Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Hải Hậu đã yêu cầu tập trung xây dựng 628 ha dược liệu tại các xã : Hải Lộc, Hải Quang, Hải Châu, Hải Toàn, Hải An, Hải Phong, Hải Phú, Hải Đường, Hải Đông, Hải Minh, Hải Hà, Hải Thanh,… Xây dựng 324 ha chiếm 50% diện tích, trồng cây dược liệu chất lượng cao theo hướng dẫn thực hành trồng và thu hái câu thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (Gapc-Who). Trong đó, 172ha trồng cây đinh lăng, tăng 52 ha so với năm 2014. Huyện Hải Hậu khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất giống, sơ chế, chế biến, xây dựng mối liên kết trong sản xuất và cây dược liệu đinh lăng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo cho chính quyền và người dân có thêm định hướng và lựa chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy nhiên do nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế nên quá trình triển khai hiện nay còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là xây dựng hệ thống kho chứa, cơ sở sấy, sơ chế dược liệu còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của địa phương.
4.2.5 Các nhân tố khác
Các nhân tố khác ảnh hưởng tới sự phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Hải Hậu như yếu tố về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu: Hải Hậu có đặc điểm khí hậu thời tiết thuộc vùng đồng bằng bắc bộ, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình trong năm 23-240C. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình khoảng 80-85%. Khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu. Tuy nhiên sự nóng lên của toàn cầu, kéo theo sự biến đổi khí hậu hết sức phức tạp, bão lũ xảy ra ngày càng nhiều hơn gây ảnh hưởng không nhỏ cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dược liệu.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH LIỆU Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
4.3.1. Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất
Trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển sản xuất dược liệu tập trung cần đầu tư hoặc lồng ghép với các chương trình phát triển nông nghiệp để đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông…phục vụ phát triển cây dược liệu nói chung và đinh lăng, thìa canh nói riêng. Việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp cũng cần phát huy nhiều nguồn lực theo phương
thức xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tiêu thụ nguồn dược liệu, xây dựng hệ thống sơ chế ở cơ sở, vùng nguyên liệu tập trung, khai thác các thương lái, thu gom ở địa phương một cách có hiệu quả.
Huyện cần thực hiện quy hoạch vùng trồng và phát triển sản xuất đinh lăng, thìa canh cũng như các mô hình khác phát triển mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã tiêu thụ, tổ hợp tác sản xuất) trong sản xuất và tiêu thụ cho các vùng cây dược liệu, trong đó có đinh lăng, thìa canh.
Hỗ trợ, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu, tạo điều kiện để các mô hình kinh tế hợp tác phát huy hiệu quả.
Cần lựa chọn một số mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu để tác động, hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao hiệu quả và tiếp tục nhân rộng mô hình ra các tiểu vùng sản xuất khác. Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua, sơ chế cây dược liệu. Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển các doanh nghiệp tiêu thụ cây dược liệu, giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu để tiến hành sản xuất theo đúng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp yêu cầu, sản xuất phải xuất phát từ thị trường để nâng cao chất lượng cây dược liệu đinh lăng.
4.3.2. Tăng cường liên kết, hợp tác trong phát triển sản xuất cây dược liệu
Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan. Đối với chính quyền cơ sở và cơ quan quản lý nhà nước, không gì hơn là phải tăng cường công tác hướng dẫn xây dựng mô hình liên kết cụ thể, rõ ràng để nông dân và doanh nghiệp thấy được lợi ích mang lại, từ đó có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung cam kết trong hợp đồng.
Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông trong phát triển sản xuất cây dược liệu tại địa phương. Nghĩa là cần có sự liên kết giữa chính quyền địa phương, cơ quan khuyến nông, các Doanh nghiệp và người sản xuất để khâu sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ được diễn ra liên tục và hiệu quả. Đồng thời cần có sự liên kết giữa các hộ tham gia sản xuất dược liệu cần có chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa sản xuất và sơ chế, gắn với thị trường tiêu thụ. Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết.
Học hỏi một số mô hình tổ chức liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua sản phẩm dược liệu ở các huyện khác trên địa bàn tỉnh Nam
Định, có kế hoạch thu hút đầu tư và bao tiêu sản phẩm từ công ty Traphaco và công ty Nam Dược…..
Quảng bá thương hiệu cây dược liệu để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khai thác tiềm năng lợi thế của các xã, thị trấn và giám sát các nội dung của hợp đồng đã ký kết trên địa bàn xã, thị trấn.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản, ví dụ hệ thống kho bãi, đường xá, thủy lợi, chợ…; phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động thu mua cây dược liệu trên địa bàn xã.
4.3.3. Phát triển thị trường tiêu thụ cây dược liệu
Đồng thời với việc đa dạng hóa các sản phẩm chế biến với yêu cầu đảm bảo chất lượng, đối với đinh lăng cần chú ý áp dụng các biện pháp KHCN làm cho mẫu mã của sản phẩm không bị dập nát, nhằm hấp dẫn người tiêu dùng và thị hiếu của thị trường.
Chính quyền cấp huyện và xã cần chỉ đạo, phối hợp với hộ nông dân, doanh nghiệp tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho hộ nông dân.
Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ sản phẩm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro thị trường. Tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến, xuất khẩu, các hiệp hội, tư thương… tham gia vào lưu thông hàng hóa, giúp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Nghiên cứu thị hiếu và nhu cầu đối với các đối tượng khách hàng khác nhau để có các biện pháp về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng từ đó là cơ sở để tăng chất lượng và giá thành sản phẩm.
Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu trồng, thu gom, quá trình sơ chế, vận chuyển sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Phát triển thị trường trong và ngoài nước nhằm đưa thương hiệu cây dược liệu đinh lăng phát triển rộng rãi và tìm chỗ đứng trên thị trường.
4.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức sản xuất của hộ
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Nâng cao năng lực cho người dân là một điều
kiện để phát triển nguồn nhân lực. Có nguồn nhân lực chất lượng sẽ giúp cho việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiến bộ và thâm canh phát triển cây dược liệu. Để phát triển nguồn nhân lực cần nghiên cứu và tổ chức thực hiện một số giải pháp sau:
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến cây dược liệu bằng phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân.
Các chương trình tập huấn chủ yếu các khoá đào tạo về quy trình sản xuất cây ăn dược liệu, chương trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm dược liệu trước và sau thu hoạch.
Thường xuyên cung cấp thông tin thị trường, những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao ở các địa phương khác, tổ chức cho nông dân đi thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm.
4.3.5. Giải pháp về quản lý thị trường