Giải pháp về đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 60 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu tạ

4.1.2. Giải pháp về đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát

phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu

Để phát triển sản xuất dược liệu thì điều kiện không thể thiếu đó là tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động này. Do đó, UBND huyện Hải Hậu cũng như các xã, thị trấn trên địa bàn huyện rất coi trọng công tác đầu tư vào các lĩnh vực này nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại địa phương.

Để phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển cây dược liệu của huyện Hải Hậu, UBND huyện cũng như UBND các xã, thị trấn đã tích cực triển khai và lồng ghép rất nhiều chính sách để thu hút, hỗ trợ các DN đầu tư cho sản xuất, đặc biệt hỗ trợ một phần cơ sở vật chất, hạ tầng cho vùng trồng cây dược liệu, các chính sách có thể kể tới bao gồm:

Bảng 4.5. Khái quát một số chính sách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu của huyện Hải Hậu

Chính sách Nội dung Ghi chú Nghị định số 65/2017/NĐ- CP ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.

- Hỗ trợ sản xuất giống dược liệu

- Hỗ trợ áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt

- Hỗ trợ nuôi trồng dược liệu tập trung

Còn hiệu lực

Quyết định 35/2015/QĐ- UBND về Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công tỉnh Nam Định

Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản trong đó có hỗ trợ phát triển dược liệu: xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các CCN; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng....

Còn hiệu lực

Quyết định 800/2010/QĐ- TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, CN, TTCN và dịch vụ;

- Phát triển cơ sở hạ tầng cho kinh tế - xã hội; - Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn các xã, thị trấn;

Hết hiệu lực

Quyết định 1600/2016/QĐ- TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020

- Quy hoạch xây dựng NTM

- Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (đặc biệt là hệ thống giao thông thôn, xã và hệ thống thủy lợi nội đồng, lưới điện nông thôn)

Còn hiệu lực

Quyết định số 1346/QĐ- UBND ngày 30/7/2014 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014- 2020

- Củng cố và phát triển các loại hình HTX (đặc biệt là HTX chuyên ngành như sản xuất dược liệu) - Khuyến khích phát triển các loại hình DN nông nghiệp, hỗ trợ liên kết DN – nông dân (hoàn thiện CSHT cho NN, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, ...)

Còn hiệu lực

Bên cạnh một số chính sách chủ đạo kể trên, hiện nay trên địa bàn huyện Hải Hậu vẫn đã và đang triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung trong đó có sản xuất cây dược liệu như chương trình khuyến thương, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho lĩnh vực nông nghiệp, chương trình dạy nghề, đào tạo nghề cho lĩnh vực nông thôn....

Bảng 4.6. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất dược liệu huyện Hải Hậu năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Ghi chú 1. Giao thông km 2.177 + Đường trục xã, liên xã km 222 + Đường trục xóm km 450 + Đường dong xóm km 670 + Đường trục chính nội đồng km 835 2. Thủy lợi

+ Hệ thống thoát nước khu dân cư Km 360 + Diện tích sản xuất được tưới tiêu chủ động % 100

3. Điện

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn % 100

4. Số cơ sở chế biến, thu gom

- Hộ thu mua, sơ chế Hộ 20 Công suất trên 1.000 tấn dược liệu tươi

- HTX sản xuất dược liệu HTX 01

- Tổ hợp tác sản xuất dược liệu Tổ 02 Xã Hải Lộc, Hải Toàn - Công ty, DN sản xuất dược liệu DN 02 Công ty Traphaco và

Công ty Nam Dược

5. Làng nghề trồng cây dược liệu

- Số làng nghề được công nhận Làng 03 Hải Lộc, Hải Toàn, Hải Giang năm 2014

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hải Hậu (2018) Rất nhiều chính sách nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích sự đầu tư của người dân và các doanh nghiệp, tổ chức nhằm phát triển hoạt động sản xuất cây dược liệu đã và đang được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng như huyện Hải Hậu thời gian qua, tuy nhiên trong thực tế hiệu quả các chính sách này còn rất hạn chế. Phần lớn các đối tượng điều tra khi được hỏi đều khẳng định rằng hầu như không được nhận hỗ trợ gì từ phía chính quyền địa phương để phát triển sản xuất cây dược liệu ngoài các hỗ trợ chung cho ngành

nông nghiệp mà địa phương triển khai như xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nội đồng, hỗ trợ một phần hoạt động tích tụ, tập trung ruộng đất qua công tác tuyên truyền cho người dân và tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý. Các hỗ trợ cho sản xuất cây dược liệu của huyện Hải Hậu còn rất hạn chế và chưa thật sự phát huy hiệu quả tích cực tới người dân.

Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về kết quả các chính sách hỗ trợ CSHT cho sản xuất dược liệu trên địa bàn Hải Hậu

Diễn giải

Hải Lộc Hải Quang Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) Ý kiến đồng ý Tỷ lệ (%) 1. Giao thông 1.1 Có đường giao thông tới từng khu trồng dược liệu

Có 45 100 45 100

Không

1.2 Đánh giá về chất lượng đường giao thông

Tốt 30 66.67 35 77.78

Bình thường 11 24.44 8 17.78

Kém 4 8.89 2 4.44

2. Hệ thống thủy lợi 2.1. Hệ thống cấp thoát

nước tới khu trồng dược liệu

Cấp thoát nước riêng 17 37.78 15 33.33 Cấp thoát nước chung

28 62.22 30 66.67 2.2. Đánh giá về hệ thống thủy lợi Tốt 25 55.56 19 42.22 Trung bình 13 28.89 21 46.67 Kém 7 15.56 5 11.11 3. Hệ thống điện cho sản xuất và sinh hoạt

Tốt 30 66.67 32 71.11

Trung bình 10 22.22 8 17.78

Kém 5 11.11 5 11.11

4. Bể chứa rác thải, bao bì thuốc BVTV

Số lượng bể chứa nhiều,

thuận lợi cho thu gom 35 77.78 17 37.78 Số lượng bể chứa ít, cách xa

nhau 10 22.22 27 60.00

5. Cơ sở thua mua, sơ chế dược liệu (bao gồm cả tập kết và phơi, sấy dược liệu)

Đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất 40 88.89 22 48.89 Không đáp ứng nhu cầu sản

xuất 3 6.67 11 24.44

Kém 2 4.44 12 26.67

Có thể thấy, 100% số hộ được hỏi cho rằng hệ thống đường giao thông tới các khu vực trồng dược liệu đều đã có, tuy nhiên chỉ có 66,67% người dân ở xã Hải Lộc cho rằng chất lượng đường giao thông tới khu trồng dược liệu là tốt, trong khi ở Hải Quang tỷ lệ này là 77,78%, vẫn còn tới 8,89% người dân ở Hải Lộc và 4,44% người dân Hải Quang cho rằng chất lượng đường giao thông kém, nguyên nhân chủ yếu là do ở Hải Lộc vẫn còn một số tuyến đường nội đồng bị xuống cấtp nghiêm trọng và chưa được duy tu kịp thời nên rất khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa.

Xã Hải Lộc có sự hỗ trợ của quỹ Helvetas Thụy Sỹ cũng như công ty Nam Dược hỗ trợ đầu tư ban đầu cơ sở hạ tầng khu vực sản xuất dược liệu như làm đường nội đồng, kiện toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, xây các bể chứa rác thải và hỗ trợ thành lập tổ hợp tác sản xuất dược liệu, đầu tư máy sấy, sân phơi và văn phòng kho cho tổ hợp tác nên về cơ bản phần lớn các hộ dân được hỏi đều đánh giá các chỉ tiêu này đều rất tốt. Có tới 37,78% hộ ở Hải Lộc được sử dụng hệ thống cấp thoát nước riêng cho khu trồng dược liệu với hơn 55% ý kiến đánh giá cho rằng hệ thống này hoạt động tốt. Trên 66% người dân đồng ý với chất lượng hệ thống điện cung cấp tốt và 77,78% cho rằng số lượng bể chứa rác thải với quy mô 1 bể/0,5ha đất sản xuất là phù hợp, thuận lợi cho bà con trong việc thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV trong thực tế sản xuất. Đặc biệt 40/45 hộ trồng dược liệu ở Hải Lộc cho rằng việc các cơ sở thu mua, sơ chế dược liệu ở ngay trên địa bàn các xóm nơi có quy mô trồng dược liệu tốt đã đáp ứng rất tốt nhu cầu sơ chế và trữ hàng của người dân, thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Xã Hải Quang thì do phát triển sản xuất dược liệu mà không có sự hỗ trợ của tổ chức, doanh nghiệp nào nên khu vực sản xuất dược liệu mặc dù đã tập trung nhưng chưa được đầu tư hệ thống thủy lợi riêng (66,67% hộ vẫn sử dụng hệ thống cấp thoát nước chung với các ngành nông nghiệp khác), trong khi vẫn còn tỷ lệ khá lớn người dân cho rằng hệ thống thủy lợi chưa thật sự tốt (26/45 hộ đánh giá trung bình và kém), đặc biệt, hệ thống điện cho sản xuất và sinh hoạt ở xã Hải Quang còn nhiều hộ dân cho rằng chất lượng phục vụ kém (11,11%). Mặt khác, xã chỉ có thể đầu tư các bể chứa rác thải đồng ruộng và vỏ bao bì thuốc BVTV theo hỗ trợ chung của tỉnh nên số lượng bể chứa rác thải đồng ruộng ở xã Hải Quang tương đối thấp, hiện nay chỉ có khoảng 10 bể chứa / 40ha dược liệu nói chung và 20ha đinh lăng nói riêng của xã. Số lượng cơ sở thu mua, sơ chế của Hải Quang hiện nay chỉ có 02 cơ sở là ông Bùi Văn Chung ở xóm 2 và ông Bùi Văn Sớm ở xóm 11. Do đó, chưa đáp ứng được so với nhu cầu về thu gom và sơ chế đinh lăng cũng như các dược liệu khác của người dân trong xã.

Hộp 4.2. Trồng thìa canh chúng tôi được hỗ trợ nhiều lắm

Tổ hợp tác được thành lập vào năm 2014 dưới sự hỗ trợ của công ty Nam Dược và quỹ Helvetas nên được nhận đầu tư khá nhiều. Quỹ hỗ trợ cho tổ hợp tác tủ sấy bằng điện trị giá 93 triệu đồng, máy tính, máy in cho văn phòng hoạt động là 15 triệu đồng còn công ty Nam Dược thì hỗ trợ chúng tôi xây dựng kênh mương và làm đường bê tông ra khu sản xuất, xây dựng các bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV ở khu trồng thìa canh lên tới 250 triệu đồng, Ngoài ra còn hỗ trợ chúng tôi 70 triệu tiền làm sân phơi, 20 máy băm (thái) thìa canh, ngoài ra mỗi gia đình được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/sào để làm giàn trồng thìa canh thời điểm bắt đầu sản xuất nên người dân chúng tôi rất yên tâm sản xuất. Bây giờ, sản xuất thìa canh đã đi vào ổn định nên năng suất hàng năm rất cao, thu nhập cũng tốt, tới thời điểm thu hoạch thì không bao giờ phải lo về việc phải đợi nắng để sấy thìa canh khô nữa cả. Trong thời gian tới việc trồng dược liệu ở xã Hải Lộc chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa.

Ông Lâm Thanh Vân, thành viên tổ hợp tác sản xuất dược liệu Hải Lộc, huyện Hải Hậu, phỏng vấn 2/4/2018 Trong thời gian tới, để phát triển sản xuất cây dược liệu, người dân địa phương trên địa bàn huyện Hải Hậu đều mong muốn được đầu tư thêm về hệ thống thủy lợi để có thể tách biệt riêng với hệ thống thủy lợi của các lĩnh vực nông nghiệp khác, đồng thời xây dựng, cải tạo các bể chứa rác thải đồng ruộng, đặc biệt là mong muốn nhà nước có thể hỗ trợ để xây dựng thêm các cơ sở thu mua, sơ chế dược liệu trên địa bàn huyện nhằm hỗ trợ cho sự phát triển sản xuất dược liệu ổn định, bền vững của huyện.

Bảng 4.8. Nhu cầu đầu tư CSHT cho phát triển sản xuất dược liệu

STT Nội dung đề xuất Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho vùng trồng dược liệu 58 64.44 2 Cải tạo, xây mới thêm các bể chứa rác thải đồng ruộng 40 44.44 3 Xây dựng thêm cơ sở thu mua, sơ chế dược liệu 43 47.78 4 Xây dựng hệ thống thông tin thị trường về dược liệu 72 80.00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)