Thực tiễn sản xuất cây dược liệu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 33 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Thực tiễn sản xuất cây dược liệu tại Việt Nam

Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãivới 5000 loài cây làm thuốc. Trong khoảng 50 năm trở lại đây, Việt Nam đã tiến hành nhập nội khoảng 300 loài cây thuốc từ nhiều nước trên thế giới, trong đó có khoảng 60 loài trở thành hàng hóa như Actiso, Đương quy, Bạch chỉ....

Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị dược liệu Toàn quốc lần thứ II (2007), nhu cầu dược liệu tại Việt Nam hàng năm khoảng 120.000 tấn, trong đó phục vụ cho công nghiệp dược khoảng 50.00 tấn, cho Y học cổ truyền khoảng 50.000 tấn và xuất khẩu khoảng 20.000 tấn. Tuy nhiên, lượng dược liệu nhập khẩu hàng năm tại nước ta khoảng 90% và chủ yếu từ Trung Quốc.

Nguồn dược liệu ở nước ta được khai thác từ hai nguồn là thu hái tự nhiên và trồng trọt. Trong đó, có khoảng 136 loài cây thuốc được trồng trọt với khả năng cung khoảng 15.500 tấn.

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển cây dược liệu như quyết định 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị25/1999/CT-TTg về đẩy mạnh công tác phát triển Y dược học cổ truyền; Quyết định 35/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010...

Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích trồng dược liệu trên cả nước còn rất nhỏ. Mặc dù chưa có những thống kê, nhưng nguồn dược liệu trồng hầu như chưa

phục vụ đủ nhu cầu sản xuất trong nước mà vẫn phải nhập khẩu như Cúc hoa, Đương quy, Ngưu tất... Các mô hình trồng dược liệu còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát hoặc do đặt hàng của doanh nghiệp với quy mô nhỏ.

2.2.2.1. Trồng cây dây thìa canh tại huyện Nho Quan, Ninh Bình

Không có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, hơn 1 năm qua từ năm 2016, người dân Nho Quan đã đi đến nhiều địa phương để tham quan học hỏi các mô hình, nắm bắt quy trình trồng chăm sóc các loại cây dược liệu, đặc biệt là kỹ thuật trồng cà gai leo; tìm thuê đất; thương thảo với các đối tác để tạo chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra…Anh Trịnh Xuân Tiên một trong những thành viên tham gia vào mô hình chia sẻ: Để đáp ứng nhu cầu về sản lượng lớn và chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chúng tôi đã khá vất vả. Trước tiên là lựa chọn vùng trồng để đảm bảo có nước nguồn sạch để tưới và xa khu dân cư, nhà máy, bệnh viện để tránh ô nhiễm. Cũng may mắn là nhóm đã chọn được khu đất tại xã Đồng Phong này, tuy chất đất không được tốt lắm nhưng đảm bảo liền vùng, liền khoảnh, hơn nữa chính quyền, người dân địa phương cũng ủng hộ và tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để chúng tôi triển khai mô hình.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, chúng tôi cũng phải đảm bảo để cây sinh trưởng, phát triển gần giống với tự nhiên nhất, không phân hóa học, không thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại. Ngay từ cây giống đã phải lựa chọn kỹ càng, không có mầm bệnh; toàn bộ diện tích đất được phủ kín bằng nilon để tránh cỏ dại, sâu bệnh; phân bón hoàn toàn bằng phân hữu cơ; cỏ được làm bằng tay, do vậy rất tốn công lao động…Ông Bùi Xuân Trường, Kiểm soát HTX Nông nghiệp Đồng Phong cho biết: Vùng trồng dược liệu này trước đây bà con HTX chủ yếu trồng lúa và một số cây màu khác, tuy nhiên đây là vùng đất cao, chất đất kém nên năng suất cây trồng thấp, hiệu quả kinh tế kém dẫn đến tình trạng nhiều hộ bỏ hoang không gieo cấy. rước thực trạng này, HTX đã đứng ra truyền thông về mục đích, ý nghĩa của mô hình trồng dược liệu này để bà con hiểu và đồng ý cho thuê lại diện tích cấy, trồng kém năng suất đó với mức 1 tạ thóc/sào, thời hạn 6 năm. Bước đầu, chúng tôi đánh giá mô hình triển khai khá tốt, bà con nông dân đồng thuận, phấn khởi vì vừa có được tiền cho thuê ruộng, vừa có thêm thu nhập từ việc làm thêm cho đơn vị.

Bà Trần Thị Mùi, thôn Phong Lai 2 cho hay: Nhà tôi có 7 sào ở vùng này, trước đây cấy lúa, vụ được, vụ mất, làm chẳng có công, giờ mỗi năm gia đình cầm chắc 1 tạ thóc, đã vậy chúng tôi còn có thêm công ăn việc làm, ngày 130- 140 nghìn đồng, tháng nào đi làm đều thì được 3-4 triệu đồng, công việc lại nhẹ

nhàng, chỉ nhặt cỏ, vun cây, tưới thì có máy móc rồi. Bà con chúng tôi rất vui mừng. Sau bao nhiêu khó khăn, vất vả hiện nay 6,5 ha cà gai leo đã bắt đầu cho lứa thu hoạch đầu tiên. Năng suất dự kiến khoảng 3 tấn khô/ha/lứa, tương đương sản lượng 18-19 tấn. Sản phẩm được Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long ở Hà Nội bao tiêu toàn bộ. Trước đó, Công ty đã hướng dẫn quy trình làm đất, trồng cây và cách chăm sóc, lấy mẫu để kiểm nghiệm dược tính ở Viện dược liệu Việt Nam cho kết quả rất khả quan, hàm lượng dược tính cao. Với giá 40 nghìn đồng/kg dự kiến riêng đợt thu đầu tiên này sẽ cho doanh thu khoảng 700 triệu đồng. Ngoài ra, giống cây cà gai này cho thu hoạch 3 lần/năm và thu khoảng 10 lứa mới phải trồng lại. Như vậy, cây dược liệu này sẽ cho thu nhập cao hơn hẳn so với các cây trồng khác.

Được biết, để đáp ứng nhu cầu sản xuất lâu dài, hiện nay, nhóm hộ trồng dược liệu này đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà sơ chế, mua sắm hệ thống lò sấy, máy cắt và băm... Họ cũng đang có dự định mở rộng vùng nguyên liệu, ngoài cây cà gai leo sẽ đưa vào trồng một số cây dược liệu khác. Tuy nhiên, qua thực tế sản xuất, họ gặp khá nhiều khó khăn về vốn, khoa học công nghệ. Ngoài ra, hiện tại, ở ngay vùng đang sản xuất hệ thống tiêu nước không được nạo vét thường xuyên, vào mùa mưa, nước không tiêu thoát kịp dẫn tới một số diện tích trồng cà gai leo bị thối rễ. Anh Trịnh Xuân Tiên cho biết: Cái khó nhất là vấn đề đất đai, hiện nay chúng tôi vẫn đang phải tự tìm kiếm, thương thảo với người dân, HTX để thuê đất mà thời gian thuê được rất ngắn (Dân Việt, 2018)

2.2.2.2. Trồng cây dược liệu tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên

Để nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất trồng cây ăn quả, nhiều nông dân của huyện Khoái Châu đã trồng xen canh các loại cây dược liệu, rau, màu ngắn ngày dưới tán cây ăn quả. Đây được xem là cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình trong huyện, nhất là ở những diện tích cây ăn quả mới trồng. Hiện nay, huyện Khoái Châu có trên 3.500ha trồng các loại cây ăn quả như: nhãn, chuối, cam, bưởi, táo… Trong đó, diện tích trồng xen canh cây dược liệu, cây ngắn ngày dưới tán các cây ăn quả khoảng 350ha, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Dân, Dạ Trạch, Bình Minh, Tứ Dân, Tân Châu… Đối với cây dược liệu được lựa chọn trồng xen chủ yếu là cây địa liền và tam thất; cây ngắn ngày chủ yếu là lạc, đỗ tương, rau, màu các loại.

Cách đây 5 năm, anh Nguyễn Văn Lưu ở xã Tân Dân chuyển đổi gần 6 sào ruộng sang trồng cam đường canh, cũng từ đó anh bắt đầu trồng xen thêm cây địa

liền bên dưới cam. Địa liền thường xuống giống vào tháng Giêng đến tháng Chạp mới cho thu hoạch. Năng suất củ địa liền của gia đình anh Lưu trung bình đạt 7 - 8 tạ/sào (đạt 80% so với năng suất địa liền trồng thuần), được thương lái đến tận nơi thu mua với giá 17.000 - 18.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí cho thu lãi từ 9 - 10 triệu đồng/sào/năm. Những năm mới trồng, cam đường canh chưa cho thu hoạch thì nguồn thu từ củ địa liền đã giúp gia đình anh có thêm thu nhập để “lấy ngắn nuôi dài”. Sau khi trồng 3 năm, cam đường canh cho quả, năm nay gia đình anh ước thu 4,5 - 5 tấn quả. Tính ra, tổng thu nhập từ cam và địa liền đạt 120 - 130 triệu đồng/năm, sau khi trừ mọi chi phí. Cây nghệ có đặc tính củ giống có thời gian “ngủ” trong đất khá dài, thường sau trồng 35 – 45 ngày mới mọc lên khỏi mặt đất, tranh thủ thời gian này nông dân xã Chí Tân đã trồng xen thêm vụ lạc xuân, nhưng lạc trồng trước nghệ 20 - 30 ngày. Sang tháng 2 âm lịch, khi cây lạc đã phát triển được 3 - 5 lá, người dân tiến hành trồng nghệ vào giữa các hàng lạc. Không những vậy, nông dân ở đây còn trồng xen thêm hai hàng đỗ tương vào mỗi luống nghệ. Đậu tương là giống cây trồng ngắn ngày nên cho thu hoạch đầu tiên. Mỗi sào đậu tương trồng xen cho năng suất khoảng 40kg. Sau khi thu hoạch, thân, rễ cây đậu tương nông dân dùng để phủ vào gốc cây nghệ, còn hạt đậu tương được nghiền nhỏ hoặc ngâm, ủ thành phân hữu cơ để bón cho cây nghệ. Đến cuối tháng 5, đầu tháng 6, nông dân Chí Tân bắt đầu thu hoạch lạc. Mặc dù trồng xen nhưng năng suất lạc vẫn bằng 80% năng suất so với lạc trồng thuần, nguồn thu từ lạc đủ chi phí các loại vật tư cho trồng nghệ.

Lạc, đậu tương trồng xen trong nghệ được coi là cây trồng phụ vừa tăng thêm thu nhập, vừa hạn chế cỏ dại phát triển, giữ ẩm, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, xói mòn đất và còn có vai trò hỗ trợ đáng kể làm phân bón cho cây trồng chính – cây nghệ, bởi lạc, đậu tương đều là cây họ đậu nên trong rễ, thân, lá có chứa vi khuẩn cố định đạm có thể bổ sung lượng đạm cho cây nghệ.

Từ nhiều năm nay, chị Bùi Thị Nguyệt ở thôn Tân Hưng, xã Chí Tân đã trồng nghệ theo cách như vậy. Chị Nguyệt cho biết: “Gia đình tôi có 8 sào nghệ trồng xen lạc, đậu tương, cách làm này không chỉ tận dụng được quỹ đất mà còn giúp tận dụng được nguồn phân hữu cơ vi sinh bón cho nghệ, tiết kiệm được chi phí, công chăm sóc, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Chính vì thế nên dù giá lạc cao hay thấp thì chúng tôi vẫn trồng xen với nghệ” (Hương Giang, 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)