Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dược liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học rút ra từ thực tiễn sản xuất cây dược liệu trên thế giới và tại Việt Nam
Việt Nam
Thông qua nghiên cứu việc sản xuất cây dược liệu ở các nước trên Thế giới và tại Việt Nam thời gian qua, nghiên cứu rút ra một số bài học cho doanh nghiệp khi liên kết với các "nhà" còn lại khi phát triển cây dược liệu như sau:
Thứ nhất, việc hoàn thiện chủ trương, chính sách thúc đẩy sản xuất cây dược liệulà rất cần thiết và cấp bách. Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý nhằm quy định rõ cơ chế ràng buộc trách nhiệm gắn với cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia quá trình sản xuất một cách hài hòa.
Thứ hai, vai trò của cơ quan Nhà nước địa phương là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công. Thể hiện rõ nhất là vai trò của Nhà nước trong việc quy hoạch, đầu tư và phát triển các vùng dược liệu.
Thứ ba, các địa phương,vùng nên xác định thúc đẩy tiêu thụvà phát triển cây dược liệu qua hợp đồng văn bản trước tiên đối với một số sản phẩm chủ lực, mang tính đặc trưng cho việc sản xuất.
Thứ tư, để thúc đẩy sản xuất hiệu quả thì việc tuyên truyền và phổ biến lợi ích cho các hộ nông dân trồng dược liệu là hết sức cần thiết.
Thứ năm, cần tăng cường vai trò và có biện pháp cụ thể hỗ trợ sự phát triển của HTX nông nghiệp, tổhợp tác, trang trại...Các tổ chức này có vai trò là nhân tố trung gian, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, phát triển cây dược liệu.
Thứ sáu, công tác quy hoạch sản xuất và vùng dược liệu phải đi trước một bước.
Thứ bảy, các doanh nghiệp phải đi tiên phong trong ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ dược liệu kết hợp đầu tư ứng trước cho nông dân về giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật để nông dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng.