Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 80 - 81)

Trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển sản xuất dược liệu tập trung cần đầu tư hoặc lồng ghép với các chương trình phát triển nông nghiệp để đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông…phục vụ phát triển cây dược liệu nói chung và đinh lăng, thìa canh nói riêng. Việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông nghiệp cũng cần phát huy nhiều nguồn lực theo phương

thức xã hội hóa, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tiêu thụ nguồn dược liệu, xây dựng hệ thống sơ chế ở cơ sở, vùng nguyên liệu tập trung, khai thác các thương lái, thu gom ở địa phương một cách có hiệu quả.

Huyện cần thực hiện quy hoạch vùng trồng và phát triển sản xuất đinh lăng, thìa canh cũng như các mô hình khác phát triển mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã tiêu thụ, tổ hợp tác sản xuất) trong sản xuất và tiêu thụ cho các vùng cây dược liệu, trong đó có đinh lăng, thìa canh.

Hỗ trợ, khuyến khích thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu, tạo điều kiện để các mô hình kinh tế hợp tác phát huy hiệu quả.

Cần lựa chọn một số mô hình kinh tế hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ cây dược liệu để tác động, hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao hiệu quả và tiếp tục nhân rộng mô hình ra các tiểu vùng sản xuất khác. Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua, sơ chế cây dược liệu. Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển các doanh nghiệp tiêu thụ cây dược liệu, giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu để tiến hành sản xuất theo đúng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp yêu cầu, sản xuất phải xuất phát từ thị trường để nâng cao chất lượng cây dược liệu đinh lăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)