STT Nội dung đề xuất Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho vùng trồng dược liệu 58 64.44 2 Cải tạo, xây mới thêm các bể chứa rác thải đồng ruộng 40 44.44 3 Xây dựng thêm cơ sở thu mua, sơ chế dược liệu 43 47.78 4 Xây dựng hệ thống thông tin thị trường về dược liệu 72 80.00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
4.1.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lao động cho phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu cho phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Hải Hậu
Để phát triển hoạt động sản xuất dược liệu, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lao động cho phát triển sản xuất loại cây này là vô cùng quan trọng. Do đó, UBND huyện Hải Hậu, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện
phối hợp cùng với các tổ chức như Hội nông dân huyện, các doanh nghiệp liên kết sản xuất dược liệu như công ty Traphaco, công ty Nam Dược đã rất tích cực trong việc tổ chức triển khai các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và sản xuất dược liệu cho người dân trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện về kỹ thuật trồng và chăm sóc đinh lăng, thìa canh, đặc biệt là có các lớp tập huấn về Phát triển dược liệu thìa canh theo hướng thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP- WHO) với 17 hộ trong tổ hợp tác sản xuất và 35 hộ ngoài tổ hợp tác trồng thìa canh ở xã Hải Lộc.
Việc thực hiện các chương trình tập huấn kỹ thuật dành cho nông dân trên địa bàn huyện Hải Hậu đều nằm trong chương tình tập huấn khuyến nông hàng năm của huyện, có sự kết hợp với các đơn vị như trung tâm khuyến nông huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, các công ty kinh doanh sản phẩm đầu vào cho nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, NTTS...). Tuy nhiên chưa có bất kỳ chương trình tập huấn kỹ thuật nào cho người dân về kỹ thuật sản xuất cây dược liệu trên diện rộng, mà chỉ có các lớp tập huấn của các doanh nghiệp, công ty có liên kết về sản xuất dược liệu tiến hành thực hiện, còn lại phần lớn người dân đều tự học hỏi kinh nghiệm sản xuất để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dược liệu. Do đó, việc triển khai thực hiện hoạt động này trong thời gian tới cần phải được tiến hành cẩn thận, thường xuyên và liên tục hơn nữa.
Hoạt động trồng dược liệu từ lâu là truyền thống của người dân Hải Hậu, do đó phần lớn người dân đều đã có kỹ thuật sản xuất cây dược liệu nhất định như đinh lăng, hoa hòe, bạc hà, kinh giới, diệp hạ châu.... Tuy nhiên năm 2014, khi công ty Nam Dược và công ty Traphaco tiến hành ký kết hợp đồng sản xuất dược quy mô lớn trên địa bàn các xã trong huyện thì các công ty này đều đặn đứng ra để tiến hành tổ chức các hoạt động tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc đinh lăng và thìa canh cho các hộ trong khu vực sản xuất 03 lớp / năm với sự tham gia của tất cả các thành viên sản xuất dược liệu (đinh lăng và thìa canh). Ngoài ra công ty Nam Dược còn tổ chức hội nghị đầu bờ kỹ thuật chăm sóc thìa canh cho 17 hộ gia đình trong tổ hợp tác dược liệu năm 2014 để hướng dẫn tốt nhất kỹ thuật cho người sản xuất trong trồng, chăm sóc thìa canh. Ngoài ra, các lớp tập huấn kỹ thuật trồng đinh lăng cũng được mở rộng ra 17 xã có diện tích trồng đinh lăng lớn của huyện với sự tham gia của gần 700 lượt người dân. Điều này góp phần rất lớn vào việc phát triển hoạt động trồng các loại dược liệu này trên địa bàn huyện Hải Hậu trong thời gian qua.