Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.2.3.1. Phương pháp xử lí số liệu
Sau khi thu thập các thông tin, dữ liệu sẽ được tổng hợp, chọn lọc và phân loại các thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu, tính toán các chỉ tiêu, so sánh, đối chiếu và đánh giá để có thể đưa ra kết luận cần thiết, phù hợp.
Thông tin định tính sử dụng phương pháp tổng hợp, phân loại và so sánh đi kèm với sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các thông tin định lượng.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đối cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp:
- Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phán ánh quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể.
- Phương pháp số tương đối: được sử dụng phán ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp bình quân: Số bình quân nói lên mức độ điển hình và tương quan giữa các chỉ số thống kê, được sử dụng để phán ánh mức độ đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện sản xuất giữa các xã, các hình thức sản xuất, so sánh diện tích, năng suất, sản lượng của các đối tượng cây dược liệu trong cùng 1 vùng, so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa các xã trong địa bàn nghiên cứu, giữa các loại hình cây dược liệu trong địa bàn nghiên cứu. Phân tích điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa, tiến hành so sánh mức độ đạt được của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.