Kết quả huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)

2015 2016 2017 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1.Tiền gửi theo thời gian 4.308 4.762 5.374

1.1. Tiền gửi không kỳ hạn 804 18,66 755 15,85 722 13,44 1.2. Tiền gửi có kỳ hạn dưới

12 tháng 2.265 52,58 2.309 48,49 2.244 41,76 1.3. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 – 24 tháng 1.197 27,79 1.633 34,29 2.343 43,60 1.4. Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 42 0,97 65 1,36 65 1,21 2.Nguồn vốn theo tính chất 4.308 4.762 5.374

2.1. Tiền gửi dân cư 3.731 86,61 4.295 90,19 4.933 91,79

- Tiền gửi dân cư nội tệ 3.704 85,98 4.282 89,92 4.920 79,68

- Tiền gửi dân cư ngoại tệ 27 0,63 13 0,27 13 0,24 2.2. Tiền gửi các tổ chức

kinh tế, xã hội, tổ chức khác 577 13,39 467 9,81 441 8,21 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh (2015, 2016, 2017)

a. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian (kỳ hạn)

Năm 2016 tổng nguồn vốn huy động được đạt 4.308 tỷđồng. Trong đó: Tiền gửi không kỳ hạn đạt 755 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 15,85% trong tổng nguồn vốn, giảm 49 tỷđồng (giảm 6,1%) so với 31/12/2015; Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 2.309 tỷ đồng (nội tệ 2.301 tỷ đồng, ngoại tệ qui đổi 8 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 48,5% trong tổng nguồn vốn, tăng 44 tỷđồng (tăng 1,9%) so với 31/12/2015; Tiền gửi có kỳ hạn từ12 đến dưới 24 tháng đạt 1.633 tỷđồng (nội tệ 1.631 tỷ đồng, ngoại tệ qui đổi 2 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 34,3% trong tổng nguồn vốn, tăng 436 tỷ đồng (tăng 36,4%) so với 31/12/2015; Tiền gửi có

kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đạt 65 tỷđồng (nội tệ 64,8 tỷđồng, ngoại tệqui đổi 0,2 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 1,4% trong tổng nguồn vốn, tăng 23 tỷ đồng (tăng 54,8%) so với 31/12/2015.

Năm 2017 tổng nguồn vốn huy động được đạt 4.762 tỷđồng. Trong đó: Tiền gửi không kỳ hạn đạt 722 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 13,44% trong tổng nguồn vốn, giảm 33 tỷđồng (giảm 4,4%) so với 31/12/2016; Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 2.244 tỷ đồng (nội tệ 2.234 tỷ đồng, ngoại tệ qui đổi 10 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 41,7% trong tổng nguồn vốn, giảm 65 tỷđồng (giảm 2,8%) so với 31/12/2016; Tiền gửi có kỳ hạn từ12 đến dưới 24 tháng đạt 2.343 tỷđồng (nội tệ 2.341 tỷ đồng, ngoại tệ qui đổi 2 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 43,6% trong tổng nguồn vốn, tăng 710 tỷ đồng (tăng 43,5%) so với 31/12/2016; Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trởlên đạt 65 tỷđồng (nội tệ 64 tỷđồng, ngoại tệqui đổi 1 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 1,2% trong tổng nguồn vốn.

Nhận xét chung: Tiền gửi không kỳ hạn năm 2016 giảm so với 2015 do ảnh hưởng của chính sách thanh quyết toán cuối năm cho phép các doanh nghiệp được lùi thời điểm quyết toán năm đến 31/03 hàng năm. Nên việc tiền thanh toán về công trình không tập chung vào thời điểm cuối năm. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2017 giảm so với năm 2016 do các ngân hàng mới thành lập và các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn xây dựng mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng vì vậy Agribank có xu hướng bị thu hẹp thị phần. Còn lại các loại tiền gửi khác đều tăng qua các năm từ 2015 đến 2016 do vẫn giữ được tỷ lệ khách hàng thân thiết và giao dịch tăng, lượng tiền mỗi lần giao dịch cũng tăng nên tiền gửi qua các năm tăng.

b. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất

- Tiền gửi dân cưnăm 2015 đạt 3.731 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 86,6%/tổng nguồn vốn. Trong đó, tiền gửi dân cư nội tệ: 3.704 tỷ đồng, tăng 632 tỷ đồng

(tăng 20,6%) so với đầu năm, đạt 107,3% kế hoạch năm 2015; Tiền gửi dân cư

ngoại tệ 1.260 ngàn USD, qui đổi đạt 27 tỷ đồng. Năm 2016 có 4.295 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90,2% trong tổng nguồn vốn, tăng 563 tỷ đồng (tăng 15,1%) so với 31/12/2015. Trong đó, tiền gửi dân cư nội tệ: 4.282 tỷđồng, tăng 577 tỷđồng (tăng 15,6%) so với 31/12/2015; Tiền gửi dân cư ngoại tệ592 ngàn USD, qui đổi đạt 13 tỷđồng, giảm 14 tỷđồng (giảm 51,9%) so với 31/12/2015; Năm 2017, có 4.933 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 91,8% trong tổng nguồn vốn, tăng 651 tỷ đồng

(tăng 15,2%) so với 31/12/2016. Trong đó, tiền gửi dân cư nội tệ: 4.920 tỷđồng, tăng 651 tỷ đồng (tăng 15,2%) so với 31/12/2016; Tiền gửi dân cư ngoại tệ 587 ngàn USD, qui đổi đạt 13 tỷđồng, bằng so với 31/12/2016.

- Tiền gửi các tổ chức kinh tếnăm 2015 là 577 tỷđồng (nội tệ 576 tỷđồng, ngoại tệ qui đổi 1 tỷđồng), chiếm tỷ trọng 13,4%/ tổng nguồn vốn cân đối cho vay năm 2016, tăng đến 467 tỷ đồng (nội tệ 445 tỷ đồng, ngoại tệ qui đổi 22 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 9,8% tổng nguồn vốn, giảm 110 tỷđồng (giảm 19,1%) so với 31/12/2015. Năm 2017 có 441 tỷđồng (nội tệ 439 tỷđồng, ngoại tệqui đổi 2 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng 8,2% tổng nguồn vốn, giảm 26 tỷđồng (giảm 5,6%) so với 31/12/2016.

Nhận xét chung: Thứ nhất, năm 2016 so với 2015 và năm 2017 so với 2016 tiền gửi dân cư nội tệtăng do Agribank vẫn giữ thị phần huy động vốn lớn nhất so với các hệ thống ngân hàng khác trong tỉnh. Thứ hai, năm 2016 so với 2015, tiền gửi dân cư ngoại tệ và tiền gửi các tổ chức kinh tế, xã hội, tổ chức khác giảm do mức lãi suất của Agribank còn chưa hấp dẫn so với các tổ chức thương mại khác. Ngoài ra, do mặt bằng chung nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến tiền gửi các tổ chức kinh tế, xã hội, tổ chức khác cũng giảm theo. Thứ ba, năm 2017, tiền gửi dân cư ngoại tệ bằng so với 2016 cho thấy Agribank có điều chỉnh chế độ, chính sách, lãi suất hấp dẫn hơn, điều tiết các công cụ chính sách tiền tệđể thu hút tiền gửi dân cư ngoại tệgiúp lượng tiền gửi dân cư ngoại tệnăm 2017 giữđược mức cân bằng mà không bị giảm.

4.1.5.2. Kết quả mở tài khoản thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 81 - 83)