Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 25 - 31)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

2.1.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc

và nhu cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thì không phải lúc nào và bao giờ ngân hàng cũng có thể thực hiện được theo đúng như yêu cầu của mình đã đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng có liên quan trực tiếp tới hoạt động nền kinh tế, nó là thước đo “sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế xã hội đều ít nhiều tác động đến hoạt động ngân hàng.

Theo quy định của luật các TCTD năm 2010, một trong những nội dung

hoạt động ngân hàng của ngân hàng là: “nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có

kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài”.

2.1.3.1. Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở

các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộ khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại. Ngày nay hầu hết các ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh huy động vốn thông qua các chính sách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả.

Đối với tiền gửi thanh toán: Với mục đích giao dịch, trên cơ sở phạm vi số

dư có trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả khi khách hàng có yêu cầu hoặc có sự uỷ quyền.

Tiền gửi có kỳ hạn của các Doanh nghiệp, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội

nghề nghiệp: Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội

sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho thanh toán song mức lãi suất thường rất thấp. Để đáp ứng nhu cầu và khuyến khích người gửi tiền, tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn cho mình, các ngân hàng đưa ra các hình thức tiền gửi có kỳ hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư, các tầng lớp dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm) trong điều kiện có khả năng tiếp cận được với ngân hàng, họ sẽ có thể gửi tiền nhằm mục tiêu an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn vốn.

- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Với mục tiêu là an toàn, thuận tiện và

nhanh chóng trong thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng thương mại không chỉ duy trì tiền tại ngân hàng của mình mà còn tiến hành gửi tiền tại ngân hàng

thương mại khác.

2.1.3.2. Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu

Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các TCTD và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Các giấy tờ có giá do TCTD phát hành là một công cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi, trong đó TCTD cam kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định.

Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vô danh. Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổcó tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh phát hành theo hình thức chứng chỉ không có tên người sở hữu, quyền sở hữu của người nắm giữnó. Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành

hai loại, tương ứng với thời hạn huy động: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn.

Phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn của NHTM dưới hình thức phát hành các chứng từ như: Chứng chỉ tiền gửi (kỳ phiếu), trái phiếu,...

Thông thường, phát hành giấy tờ có giá là nghiệp vụ huy động vốn theo sáng kiến riêng của từng NHTM với hình thức và kỳ hạn rất đa dạng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng và huy động được vốn cho ngân hàng. Để tìm hiểu kỹ hơn chúng ta sẽ xem xét hai công cụ cơ bản là: Kỳ phiếu và Trái phiếu ngân hàng.

Về cơ bản, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá gồm có hai hình thức chính, phát hành kỳ phiếu ngân hàng và trái phiếu.

* Kỳ phiếu ngân hàng (còn gọi là chứng chỉ tiền gửi) là giấy nợ ngắn hạn mà NHTM phát hành đểhuy động vốn ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm).

Phát hành kỳ phiếu là một nghiệp vụ huy động vốn có tính hiệu quả cao, hấp dẫn người mua và NHTM luôn chủ động trong việc bổ sung vốn hạn khi cần thiết.

* Trái phiếu là giấy nợ mà NHTM phát hành để huy động nguồn vốn ở trung và dài hạn. Nhìn chung, đối với các NHTM, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và đặc biệt với hình thức huy động này, ngân hàng luôn ở vị thế chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, quy mô vốn,… tuy nhiên, điểm hạn chế của loại hình huy động này là chi phí huy động cao hơn các loại hình khác.

Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá, các NHTM thường phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động. Nghiệp vụ này chỉđược tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đáp ứng được. Do đó, khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng phải căn cứvào đầu ra để quyết định khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương thức huy động. Việc phát hành giấy tờ có giá giúp ngân hàng huy động được đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân

hàng. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng và chi phí

huy động tương đối cao hơn hình thức huy động truyền thống.

Nguồn vốn huy động được từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu không chịu sự điều chỉnh của quy định dự trữ bắt buộc. Hơn nữa, nó là nguồn có tính ổn định

cao, đáng được quan tâm nếu muốn mở rộng nguồn vốn huy động trung và dài hạn tại một NHTM. Bằng cộng cụ này, các NHTM có thể chủ động tạo được một khối lượng vốn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn

cấp bách đầu tư cho các công trình lớn của quốc gia (Ngân hàng nhà nước, 2016)

2.1.3.3. Vay vốn ngân hàng khác

Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy

nhiên, trong những trường hợp cần thiết các ngân hàng thương mại vẫn phải tiến

hành đi vay thêm. Mặt khác tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngân hàng Trung ương thường quy định tỷ lệ giữa bắt buộc với nguồn tiền huy động và vốn chủ sở hữu. Do vậy trong những trường hợp cần thiết, và trong các giai đoạn cụ thể nhiều ngân hàng phải tiến hành vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế.

Khi cần vốn thì các NHTM có thể đi vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng nước ngoài, từ công ty mẹ,... Nhưng dù vay ở nguồn nào thì nhìn chung chi phí cho các khoản vay trực tiếp thường cao hơn chi phí phải trả cho các hình thức huy động vốn khác.

ỞViệt Nam, nguồn vay vốn của NHTM cũng khá phong phú. Một NHTM

có thể vay ở một số nguồn chính như: Vay từ NHNN và Bộ Tài chính (BTC), vay từ các NHTM khác và tổ chức tín dụng, từ nước ngoài.

* Vay từ NHNN và BTC:

Vay từ NHNN: Trong quan hệ giữa NHTM và NHNN thì NHNN có tư

cách là Ngân hàng củ các Ngân hàng, là “Người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM. Thông thường các NHTM chỉ được vay NHNN để bù đắp những thiếu hụt ngắn hạn, tạm thời dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, tái cấp vốn. Tuy

nhiên, có những trường hợp đặc biệt, NHNN vẫn cho NHTM vay để cho vaylại

nền kinh tế theo kế hoạch của Nhà nước với một mức lãi suất ưu đãi. Nhưng khoản vay này thường bị hạn chế số lượng, đặc biệt là khi chính sách tiền tệ quốc gia đang thắt chặt.

Vay từ Bộ Tài chính: Mặc dù đã có Tổng cục đầu tư phát triển nhưng Bộ tài chính vẫn có sự hỗ trợ cho các chương trình tín dụng NH. Hàng năm, các địa phương được phân bổ một số vốn trung và dài hạn cho các công trình phục vụ các mục tiêu quốc kế dân sinh. Nguồn này sẽ được Bộ Tài chính chuyển sang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hoặc của NHTM quốc doanh khác dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển để cho các đối tượng này vay với lãi suất ưu đãi.

Nhưng cũng có những dự án thuộc danh mục Chính phủ chỉ định nhưng NHTM sẽ lo vốn đầu tư toàn bộ. Do đó NHTM có thể vay một phần từ Bộ Tài chính để tài trợ cho các dự án này, Bộ Tài chính sẽ chuyển tiền để cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay trung và dài hạn của NHTM là lãi suất ưu đãi để NHTM không bị lỗ trong kinh doanh.

* Vay từ các NHTM và Tổ chức tín dụng khác

Đây là nghiệp vụ NHTM này đi vay NHTM khác và vay của các TCTD

trên thị trường tiền tệ liên NH hoặc thị trường vốn. Các NHTM đang có dự trữ

vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản huy động hoặc cho vay

giảm sẽ sẵn sàng cho NHTM khác vay để hưởng lãi suất cao hơn. Ngược lại các

NHTM đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn từ các NH khác để đảm bảo khả năng thanh khoản như, đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trong

nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế nguồn từ NHNN (NHTW). Quá trình

vay mượn rất đơn giản. NH vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay

hoặc thông qua NH đại lý (hoặc NHNN). Khoản vay có thể không cần đảm bảo

bằng các chứng khoán của Kho bạc. Kết quả là dự trữ của NH cho vay giảm đi và

NH đi vay tăng lên.

Ngoài nghiệp vụ vay từ NHNN và Bộ Tài chính thì các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau hoặc vay từ các Công ty Bảo biểm để đảm bảo vốn cho hoạt động

kinh doanh dựa trên nguyên tắc: Các NHTM phải hoạt động hợp pháp; hiện việc

đi vay vàcho vay theo hợp đồng tín dụng; Vốn vay phải được bảo đảm bằng thế

chấp, cầm cố hay xin bảo lãnh của NHNN.

Nguồn vay mượn này thường có chi phí cao, kỳ hạn trung hạn là chủ yếu, phụ thuộc nhiều vào quan hệ cũng như uy tín của NHTM đi vay.

* Vay từ nước ngoài:

Các NHTM Việt Namhiện có quan hệ đại lý và quan hệ thanh toán rộng rãi với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nên nghiệp vụ này tiến hành cũng khá thuận lợi. Lãi suất vay được áp dụng theo lãi suất trên thị trường tiền tệ

thế giới. Tuy nhiên, khi vay thì các NHTM Việt Nam phải chấp hành một hạn

mức tín dụng do nước ngoài quy định. Hạn mức này phải được Chính phủ hoặc NHNN Việt Nambảo lãnh. Nhưng hạn mức trên phải trừ đi số nợ trước chưa trả đến thời điểm đến thời điểm vay mới. Như vậy muốn tận dụng hạn mức tín dụng

Các khoản vay từ NH nước ngoài của các NHTM Việt Nam đều do NHNN trực tiếp kiểm soát và quản lý. Vì vậy, các hồ sơ vay vốn đều phải quan NHNN xét duyệt. Các NHTM được quyền chủ động tìm kiếm các nguồn vay từ nước ngoài, qua đó góp phần quan trọng trong việc tài trợ các hoạt

động kinh doanh NH.

* Vay trên thị trường vốn

Giống như các doanh nghiệp khác, các NHTM cũng đi vay bằng cách phát

hành các giấy nợ (kỳ phiều, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn. Rất nhiều

NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Do vậy các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn.

Thông thường đây là khoản vay không có bảo đảm. Những NH có uy tín hoặc trả

lãi cao sẽ vay mượn được nhiều hơn. Các NH nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp

bằng cách này, họ thường phải thông quan ngân hàng đại lý hoặc thông qua sự bảo

lãnh của NHTM lớn. Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào tình hình phát triển

của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợ dài hạn của

NH. Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp. NH cần nghiên cứu kỹ thị trường để

quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suấtvà thời hạn vay mượn thích hợp.

2.1.3.4. Các hình thức mở tài khoản

Tài khoản NH được hiểu là tài khoản định danh cho một cá nhân hoặc tổ

chức nhất định có giao dịch thông qua dịch vụ của NH. Thông qua tài khoản,

người dùng có thể gửi, rút tiền và thanh toán nhiều dịch vụ khác nhau.

Tài khoản NH là một dạng tài sản tại NH, cho phép khách hàng gửi tiền vào

tài khoản này để thực hiện một sốmục đích như tiết kiệm hoặc thanh toán, tài

khoản NH giống như một“két sắt”của bạn, nhưng có một sự khác biệt so

với“két sắt”thông thường là bởi nó có thể sinh lời. Có 2 loại tài khoản ngân

hàng chính: Tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm.

Tiền gửi tại tài khoản ngân hàng có thể được sử dụng mọi lúc mọi nơi theo

yêu cầu của chủ tài khoản NH.

* Tài khoản thanh toán

Tài khoản thanh toán là tài khoản NH mà khách hàng dùng để gửi tiền vào,

ủy quyền quản lý cho NH và yêu cầu họ thanh toán, chuyển tiền hoặc rút tiền mặt

thanh toán, khách hàng vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn, tuy nhiên mức lãi

suất này thường khá thấp.Thông thường, tài khoản thanh toán được sử dụng để

nhận lương, hoặc giao dịch kinh doanh. * Tài khoản tiết kiệm

Tài sản tiết kiệm là tài khoản NH mà khách hàng dùng để gửi tiền vào NH

để sinh lời. Họcó thể nhận ngay sau khi gửi, nhận vào cuối kỳ hạn hoặc nhận lãi

hàng tháng. Thông thường, khách hàng không được rút gốc từ tài khoản này khi chưa đến hạn hoặc chấp nhận lãi suất không kỳ hạn như trên (rất thấp).

Hiện tại các NH đang có rất nhiều các sản phẩm tiền gửi bao gồm các loại

tài khoản sau: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán), tiền gửi có

kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ (gửi theo những kỳ hạn định trước, lãi được trả khi hết

hạn), tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ (gửi theo kỳ hạn định trước và trả lãi nhiều lần sau mỗi định kỳ) và tiền gửi có kỳ hạn trả lãi trước toàn bộ (gửi theo những kỳ hạn định trước, lãi được trả một lần ngay khi gửi tiền).

Trong đó Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán) hiện đang là tài khoản đươc nhiều khách hàng cá nhân lựa chọn nhất nhằm phục vụ cho các giao dịch tài chính và gửi tiết kiệm cá nhân. Ưu điểm của tài khoản này là không phải đăng ký kỳ hạn gửi, hỗ trợ nhiều đơn vị tiền tệ, cho phép sử dụng tài khoản

để thực hiện thanh toán qua NH. Tài khỏa tiền gửi có thể thấu chi và sử dụng các

dịch vụ tiện ích như: Internet Banking, Mobile Banking, phát hành thẻ ATM…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 25 - 31)