Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 60)

thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình

Từ kinh nghiệm thực tiễn vềhuy động vốn ở các ngân hàng nước ngoài nổi tiếng trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần tham khảo cho

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình như sau:

Một là, cần phân loại khách hàng: các NHTM ở nước ngoài đã thực hiện chính sách này từ rất lâu rồi. Qua việc phân loại khách hàng, họ sẽ có chính sách phù hợp với đặc điểm và tính cách của từng nhóm khách hàng. Đối với từng nhóm khách hàng, họ sẽ chú trọng tập trung vào một số dịch vụ chủ yếu và khai thác ở hầu hết các dịch vụđó.

Hai là, cần đa dạng hóa sản phẩm: Qua nghiên cứu và phân cấp khách hàng mối ngân hàng sẽ đưa ra các loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng nên việc đa dạng hóa sản phẩm là yếu tố tất nhiên. Đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn và thỏa mãn nhu cầu ngày càng phong phú hơn của khách hàng.

Ba là, cần nâng cao chất lượng công nghệ: Hệ thống công nghệ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của NH. Với số lượng khách hàng ngày càng nhiều và sốlượng sản phẩm dịch vụngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ thì NH sẽ không phát triển đi lên được. Sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều công việc, bản thân quản lý và nhân viên được giải phóng khỏi nhiều công việc tỉ mỉ, máy móc để đầu tư thời gian cho phân tích và tìm kiếm khách hàng. Như vậy với các mục tiêu chính mà các ngân hàng nổi tiếng trên thế giới đang hướng tới sẽ là những kinh nghiệm bổ ích cho NHTM Việt Nam học tập và có định hướng đúng đắn hơn trong quá trình thực hiện các giải pháp huy động vốn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. CHỌNĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đềtài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Là tỉnh miền núi có địa hình dàn trải, chia cắt phức tạp, tiếp giáp với phía Tây Đồng bằng Sông Hồng, có địa hình núi cao, độ dốc lớn và theo hướng Tây bắc - Đông Nam. Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ởđây. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.

Theo kết quảđiều tra, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hòa Bình đang là NHTM lớn nhất tỉnh Hòa Bình hiện nay, có nguồn vốn huy động đã đạt 5.387 tỷđồng, dư nợ tín dụng đầu tư cho nền kinh tếđạt 8.750 tỷđồng (báo cáo tổng kết 2017). Nhưng do địa bàn tỉnh Hòa Bình là vùng đồi núi, dàn trải, đặc biệt địa bàn tỉnh Hòa Bình chủ yếu là địa bàn nông thôn nên việc kinh doanh ngân hàng gặp không ít khó khăn.Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế cả nước vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu vừa diễn ra. Bên cạnh đó là sự canh tranh giữa các NHTM ngày càng lớn, thị phần ngày càng bị thu hẹp. Mặc dù với vị thế là Ngân hàng lớn nhất tỉnh Hòa Bình từ trước tới nay, nhưng nếu không tiếp tục duy trì và phát huy những điểm mạnh, đổi mới những điểm yếu theo chiều hướng tích cực hơn thì Chi nhánh sẽ khó giữđược vị thếtrong tương lai.

Cùng với sự kiện tái lập tỉnh Hòa Bình từ năm 1991. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình được thành lập trên cơ sở tiếp nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương thị xã Hòa Bình và 9 Ngân hàng Nông nghiệp huyện thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Hà Sơn Bình. Với cơ sở vật chất nghèo nàn, trụ sở làm việc từ tỉnh đến huyện phần lớn là nhà cấp 4 chật chội, sơ sài, dột nát, kho tàng không đạt tiêu chuẩn theo quy định, công cụ phương tiện làm việc cũ kỹ, thiếu thốn. Tổng tài sản có là 11 tỷ đồng, trong đó nợ khó đòi chiếm tỷ trọng 30%. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, được sự chỉđạo của Ngân hàng cấp trên cùng sự quyết tâm khẳng định vị thế cũng như thương hiệu của Agribank - Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳđổi

kinh doanh của Chi nhánh đã bước sang một tầm cao mới, trở thành tổ chức tín dụng có quy mô lớn nhất, giữ thị phần huy động vốn và đầu tư tín dụng chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. So với các NHTM khác trên địa bàn, Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình có

màng lưới rộng khắp với 11 Chi nhánh Loại II trực thuộc, đặt trụ sở tại thành phố

và các thị trấn là trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của các huyện thuộc tỉnh Hòa

Bình. Ngoài ra còn có các Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Loại II để rút

ngắn khoảng cách không gian giữa Ngân hàng với khách hàng, nhất là đối với những vùng sâu vùng xa mà bà con nông dân khó có điều kiện đi lại giao dịch nơi trung tâm huyện lỵ. Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh có trụ sở tại thành phố Hoà Bình - là trung tâm của tỉnh, vừa làm nhiệm vụ điều hành chung vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trực tiếp trên địa bàn.

Sơ đồ 3.1. dưới đây cho chúng ta hiểu được tổng quát về mạng lưới tổ chức

của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam – Chi nhánh tỉnh

Hoà Bình như sau:

Phòng Kiể m tra kiể m soát Phòng giao dểch sể 1 Phòng giao dểch sể 16 … … … … … … … . Giám để c Phó giám để c 2 Phòng Kể hoể ch - Nguể n vể n Phòng khách hàng

doanh nghiể p Phòng Kể toán - Ngân quể Phòng D ểch vể - Marketing

Phó giám để c 1 Phòng khách hàng cá nhân Phó giám để c 3 C hi nhánh loể i II sể 11 C hi nhánh loể i II sể 1 Phòng Hành chính - Nhân sể

Sơ đồ3.1. Cơ cấu tổ chức của Agribank - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự (2016)

Để chọn điểm nghiên cứu, chúng tôi căn cứ vào đặc điểm khu vực nông

cao hay thấp. Trong đó, chúng tôi chia thành 3 nhóm nghiên cứu với các đặc điểm cụ thểnhư sau:

- Nhóm 1: Thành phố Hòa Bình gồm: Chi nhánh Phương Lâm và Chi nhánh Sông Đà. Với đặc điểm nhóm này thuộc khu vực thành thị, điều kiện kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của người dân đạt cao nhất so với mức thu nhập trung bình toàn tỉnh.

- Nhóm 2: Huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn gồm: Chi nhánh Lương

Sơn và Chi nhánh KỳSơn. Với đặc điểm nhóm này thuộc khu vực nông thôn, tuy

nhiên điều kiện kinh tế đạt từ trung bình đến khá do đây là hai huyện nằm trên vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và nằm trong nút giao thông quan trọng nối Hòa Bình với thủđô Hà Nội, thu nhập của người dân đạt từtrung bình đến khá so với mức thu nhập trung bình toàn tỉnh.

- Nhóm 3: Huyện Tân Lạc và huyện Lạc Sơn gồm: Chi nhánh Tân Lạc - Lạc Sơn. Với đặc điểm nhóm này thuộc khu vực nông thôn có điều kiện kinh tế kém phát triển, thu nhập của người dân đạt thấp nhất so với mức thu nhập trung bình toàn tỉnh.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Đặc điểm được chọn là điểm nghiên cứu

STT Chi nhánh Phòng giao dịch Đặc điểm chính

1

Nhóm 1

Phương Lâm PGD Chăm Mát Khu vực thành thị, kinh tế phát triển mạnh, thu nhập cao

2 Sông Đà PGD Đồng Tiến 3

Nhóm 2

Lương Sơn PGD Nam Lương

Sơn Khu vực nông thôn, kinh tế phát triển khá, thu nhập từ trung bình đến khá

4 Kỳ Sơn PGD Bãi Nai

5

Nhóm 3

Tân Lạc PGD Mường Chùa Khu vực nông thôn, kinh tế kém phát triển, thu nhập thấp

6 Lạc Sơn PGD Nhân Nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hòa bình (Trang 56 - 60)