II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
26 Hồ Chí Minh: Về kinh tế và quản lý kinh tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 1990, tr 31-
trái lại gần gũi với đời thực, từ đó hướng tới việc hiện đại hóa mục tiêu. Ở đây, Hồ Chí Minh chỉ rõ hai loại hệ thống giải pháp chủ đạo.
Một là, để nâng cao đời sống phải ra sức tăng gia sản xuất (trước hết là sản xuất nông nghiệp), nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, giữ gìn máy móc, bảo vệ xí nghiệp, thi hành đúng kỷ luật, đẩy mạnh tập thể hóa, đồng thời phải phân phối công bằng hợp lý. Nâng cao đời sống là một quá trình dần dần từng bước, từ thấp đến cao.
Hai là, việc cải thiện đời sống cho nhân dân phải do nhân dân tự giúp lấy mình là chính. Đảng và Chính phủ, cán bộ và đảng viên có trách nhiệm giáo dục, lãnh đạo, giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, ổn định, cải thiện đời sống.
Tư tưởng lấy mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân làm hạt nhân trung tâm có ý nghĩa hết sức quan trọng, ngăn ngừa được xu hướng lấy phương tiện làm mục đích trong hoạt động kinh tế. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để giải quyết hàng loạt các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường: quan hệ sản xuất, phân phối, tích lũy và tiêu dùng; quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế quốc gia với thu nhập thực tế của người lao động, giữa các khu vực kinh tế, giữa các miền, các vùng khác nhau của đất nước…
2.2. Quan điểm về biện pháp phát triển kinh tếa) Tập trung phát triển lực lượng sản xuất a) Tập trung phát triển lực lượng sản xuất
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường gắn bó chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chân lý này trở thành luận điểm lý luận trung tâm trong “Cương lĩnh đầu tiên” của Đảng do Người trực tiếp soạn thảo. Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội và Hồ Chí Minh đặt vấn đề con đường phát triển đất nước trên một cơ sở mới. Trong các tác phẩm ở thời kỳ này, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: miền Bắc nước ta đang từ chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Ở Hồ Chí Minh, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên, được quy định bởi các nhân tố thời đại và quy luật vận động cách mạng của một nước. Nói cách khác, theo Hồ Chí Minh, sự quá độ từ xã hội này sang xã hội khác, sự chiến thắng của xã hội mới tiến bộ, trước hết là một tất yếu kinh tế khách quan, đòi hỏi phải hội đủ các điều kiện thực tế.
Năm 1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh đã thâu tóm nhận thức này trong một nhận định ngắn gọn, nhưng hết sức sáng rõ: “Muốn cho chủ nghĩa cộng sản thực hiện được, cần phải có kỹ nghệ, nông nghiệp và tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình. Ở nước chúng tôi, những điều kiện ấy chưa có đủ”28.
Ở đây, kỹ nghệ được Hồ Chí Minh xem như là một trong ba điều kiện quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Do những đặc thù riêng của mình, Việt Nam còn chưa hội đủ các tiền đề có sẵn. Chức năng kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ chính là phải tạo ra được những tiền đề kinh tế khách quan, làm nền tảng cho sự vận hành của chế độ mới.