Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 10, tr 543.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 33 - 34)

II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế

24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 10, tr 543.

Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”26

Mục đích nâng cao đời sống của nhân dân chi phối các quan hệ làm chủ, độc lập, tự do. Theo Hồ Chí Minh “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của

độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ.”27. Mục đích này là tâm điểm để xây dựng

đường lối, kế hoạch và cách thức tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế. Xây dựng, phát triển hợp tác xã cũng trước hết nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Thậm chí, mức thu nhập của xã viên hợp tác xã là tiêu chuẩn để đánh giá phong trào hợp tác hóa. Cụ thể, thu nhập xã viên trong hợp tác xã phải cao hơn tổ đổi công, phải hơn làm ăn riêng lẻ, hợp tác xã bậc cao nghĩa là thu nhập xã viên phải cao. Phương pháp và cách tuyên truyền, vận động bà con nông dân vào hợp tác xã là thu nhập của xã viên tăng, hay quá trình cải tạo quan hệ sản xuất cũng phải thực sự săn sóc đến đời sống của nông dân.

Nét độc đáo, đặc sắc của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh là quy tụ chủ nghĩa xã hội vào mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân. Cách tiếp cận của Người: chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống của nhân dân có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta. Ở đây, chủ nghĩa xã hội hàm chứa trong đó một hệ thống giá trị phản ánh khát vọng sống của con người mong muốn có một cuộc đời ấm no, tự do, hạnh phúc. Như vậy, ở Hồ Chí Minh, mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân trở thành hạt nhân chi phối mọi hoạt động kinh tế, mọi lý giải kinh tế.

Để đạt mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, một loạt biện pháp đã được Hồ Chí Minh đề cập tới. Các biện pháp đó rất phong phú. Có biện pháp trực tiếp, có biện pháp gián tiếp, có biện pháp chung, có biện pháp cụ thể, có các biện pháp thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau, có biện pháp hiện đại, có biện pháp truyền thống. Tính phong phú cho thấy sự tìm tòi, tận dụng mọi cơ hội, điều kiện để hướng tới mục tiêu. Mặt khác cũng là cố gắng của Hồ Chí Minh làm cho mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân không phải cái gì chung, cao xa,

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w