II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
45 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 5, tr
46 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd. tập 5, tr. 56
Thứ hai: Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhằm tăng cường củng cố hòa bình, hữu nghị, nhất là đối với các nước anh em, bè bạn và các nước láng giềng.
Thứ ba: Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhằm xây dựng và phát triển kih tế đất nước phục vụ đời sống nhân dân.
Thứ tư: Trong điều kiện đất nước ta vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các nước xã hội chủ nghĩa anh em là nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
b) Nội dung và nguyên tắc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế trong xây dựng và phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ
- Về nội dung hợp tác quốc tế: Trao đổi hàng hóa, lao động, khoa học – kỹ thuật, tài chính…
+ Quan điểm phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế luôn được Hồ Chí Minh quán triệt và kiên trì thực hiện trong suốt quá trình Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Theo Người, hợp tác kinh tế quốc tế bao gồm những nội dung rất rộng phải định hướng và tuân thủ các nguyên tắc nhất định.
- Về nguyên tắc hợp tác: Bình đẳng, cùng có lợi…
Hồ Chí Minh xác định:“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”49, mở rộng hợp tác với tất cả các đối tác.
+ Hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế trước hết phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, loại bỏ sự áp đặt hay sức ép trong quan hệ kinh tế bởi tác động của các mối quan hệ có liên quan đến quân sự, chính trị hay trật tự an ninh.
+ Tự lực, tự cường, xây dựng tiềm lực trong nước là điều kiện để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Theo Người: độc lập của Việt Nam luôn luôn nhờ nơi lực lượng của Việt Nam, “phương châm của ta hiện nay là tự lực cánh sinh là
chính, việc các nước bạn giúp ta là phụ”50, “ta được các nước bạn giúp tức là có thêm điều kiện để tự lực cánh sinh, chớ vì bạn giúp ta nhiều mà đâm ra ỷ lại”51 và “các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng cho ta, để phát triển khả năng của ta”52.
+ Về thực chất, Hồ Chí Minh đã xác định đúng vị trí và giải quyết chính xác phép biện chứng về mối quan hệ giữa nhân tố bên trong và bên ngoài, giữa nội lực và ngoại lực trong xây dựng và phát triển kinh tế; nhân tố bên trong, nội lực là chính, là quyết định; còn nhân tố bên ngoài, ngoại lực là phụ, nhưng lại rất cần thiết và quan trọng.
+ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, quan điểm tự lực tự cường, tự lực cánh sinh gắn với mở rộng hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân là quan điểm hành động, nghĩa là trở thành ý chí, hành động thực tiễn không chỉ của Đảng, Chính phủ mà là của toàn dân, của cả dân tộc, trong bất cứ, điều kiện, hoàn cảnh nào, trên mọi phương diện hoạt động và chỉ đạo kinh tế.
- Xác định đối tác: Có thứ tự ưu tiên.
+ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải có sự nhìn nhận khoa học về các đối tác trong mở rộng hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển kinh tế.
+ Do những tác động của lịch sử và các điều kiện khách quan, Hồ Chí Minh đã có những quan điểm chỉ đạo, xử lý mối quan hệ kinh tế đối ngoại phù hợp với từng đối tác cụ thể, căn cứ vào sự tương hợp về chính trị, lịch sử và địa lý, nghĩa là phải có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên.
. Trước hết, là coi trọng và mở rộng hợp tác toàn diện với các nước XHCN anh em.
. Loai đối tác thứ hai là: các nước láng giềng và các nước bạn.
. Loại đối tác thứ ba là: các nước lớn, có tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật, có vị trí và vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế.