II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
b) Bản chất kinh tế của chủ nghĩa thực dân Pháp và những đặc điểm của nó ở Việt Nam
của nó ở Việt Nam
Nghiên cứu chủ nghĩa thực dân, hệ thống thuộc địa là một công trình lý luận vĩ đại của Hồ Chí Minh, là sự bổ sung kịp thời, hoàn thiện và phát triến sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa tư bản trên phạm vi quốc tế. Mác và Ăngghen nghiên cứu, phát hiện bản chất và quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh. V.I. Lênin nghiên cứu và phát hiện bản chất đặc trưng, quy luật vận động và vai trò lịch sử của chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản; còn Hồ Chí Minh đã tập trung nghiên cứu, khảo sát chủ nghĩa thực dân, từ đó vạch ra bản chất, quy luật vận động của nó trong thời đại ngày nay.
Những nghiên cứu chủ nghĩa thực dân của Hồ Chí Minh có sức thuyết phục, chiều sâu khoa học, toàn diện trên cơ sở một vốn hiểu biết, tích lũy tường tận và một dung lượng tư liệu phong phú, đồ sộ. Từ “thánh địa” của chủ nghĩa đế quốc, Người nhận thức được rằng, chủ nghĩa thực dân và hệ thống thuộc địa thế giới là sản phẩm tất yếu, cả về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới. Dù tồn tại nhiều hình thức khác nhau, chủ nghĩa thực dân đều có một bản chất kinh tế chung: xâm chiếm thuộc địa, vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Trong khi mở rộng ách thống trị tư bản theo kiểu thực dân, đế quốc Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột kinh tế phong kiến ở nông thôn với ý đồ sử dụng giai cấp địa chủ làm tay sai cho chúng. Vì thế, xã hội Việt Nam đã từ chế độ phong kiến độc lập chuyển thành chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Với chế độ đó, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm nặng nề, phát triển chậm chạp, mất cân đối nghiêm trọng, què quặt. Mọi tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ.
Hồ Chí Minh, thông qua nghiên cứu thực tiễn đã vạch trần những tội ác vô cùng man rợ của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa ở các nước châu Á, châu Phi trong đó có Việt Nam. Đó là bản cáo trạng đanh thép, hùng hồn, kết tội, tuyên án chế độ thực dân tàn khốc, vô nhân tính, kìm hãm con đường phát triển của các dân tộc. Hồ Chí Minh đã khái quát những nghiên cứu của mình thành các luận điểm sâu sắc, có giá trị phát hiện lý luận về chủ nghĩa thực dân nói chung, về bản chất, phương pháp và những thủ đoạn bóc lột kinh tế, tước đoạt man rợ, tàn bạo, đậm màu sắc trong thế kỷ của những kẻ mệnh danh mình là người đi khai hóa, phát tán văn minh. Có thể xem đây là sự bổ sung cho những trang viết của Mác về những thủ đoạn đẫm máu mà bọn tư bản áp dụng để thực hiện tích lũy ban đầu này được diễn lại tàn bạo, tinh vi, nham hiểm hơn ở cả thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Đối với Việt Nam, hậu quả trực tiếp mà chủ nghĩa thực dân Pháp đem lại là “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn,
thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.”17.
Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp “để lại cho ta một nền kinh tế rất nghèo nàn. Trong nông nghiệp thì sản xuất nhỏ chiếm đại bộ phận, kỹ thuật vô cùng lạc hậu. Công nghiệp thì rất nhỏ bé và lẻ tẻ. Nông nghiệp và công nghiệp lại bị tàn phá nặng nề trong mười lăm năm chiến tranh”18. Trên thực tế, thực dân Pháp đã phá hoại nền kinh tế đất nước, bần cùng hóa nhân dân Việt Nam, tước đoạt mọi cơ hội và điều kiện kinh tế để dân tộc ta phát triển, tiến kịp các nước tiên tiến.
Khảo sát chế độ thực dân, Hồ Chí Minh đã vạch rõ nguồn gốc sâu xa của các mâu thuẫn đối kháng trong xã hội Việt Nam, chỉ rõ tiềm lực kinh tế tồn tại và phát triển của chủ nghĩa đế quốc - đó là hệ thống thuộc địa giàu có và rộng lớn. Chính từ phát hiện những mâu thuẫn về kinh tế, Hồ Chí Minh đã tìm ra những mâu thuẫn giai cấp đan chéo, phức tạp trong lòng các nước thuộc địa, từ đó xác định hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở các nước thuộc địa là giải phóng dân tộc và người cày có ruộng. Cũng từ những khảo sát về sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với lao động ở chính quốc và thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đi tới luận điểm nổi tiếng về chủ nghĩa đế quốc là “con đỉa hai vòi”, về sự tất yếu phải kết hợp giữa cách mạng ở thuộc địa với cách mạng ở chính quốc, đi tới chủ nghĩa quốc tế vô sản, về tính chủ động và khả năng thắng lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Xét về thực chất, các luận điểm lý luận vừa nêu là các kết luận tổng kết, khái quát có ý nghĩa khai phá, mang tính chất chính trị, nhưng được rút ra từ