II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
54 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 10, tr 180-
Quán triệt quan điểm này trong điều kiện hiện đại, khi nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, chúng ta phải lựa chọn và xây dựng cho được một chiến lược khoa học công nghệ chính xác, thật sự coi trọng trí thức, coi trọng nhân tài, phổ biến khoa học kỹ thuật rộng rãi trong quần chúng, áp dụng vào mọi lĩnh vực sản xuất.
* Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nhiều loại nguồn lực được huy động từ xã hội, từ mọi thành phần kinh tế. Cụ thể hóa quan điểm này của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xác định: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của các thành phần kinh tế: nhà nước, tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
* Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là một tư tưởng kinh tế nổi bật và hết sức sáng tạo của Hồ Chí Minh
- Xác định đúng vị trí và thật sự coi trọng vai trò của nông nghiệp trong đời sống xã hội và trong nền kinh tế quốc dân.
Phải có nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục để toàn xã hội, mọi người, mọi cấp thấy được vai trò quan trọng của nông nghiệp, tập trung sức lực và sự chỉ đạo để phát triển nông nghiệp, tăng cường mức đầu tư cho nông nghiệp để đưa nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp hàng hóa ở trình độ cao.
- Thấy được tầm quan trọng của nông nghiệp, các ngành phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm.
Cụ thể: ngành công nghiệp phải tập trung giúp đỡ nông nghiệp kể cả “đầu vào” và “đầu ra” nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng và giá trị nông sản
hàng hóa; các ngành khác: thương nghiệp, tài chính, ngân hàng…đều phải có kế hoạch phục vụ nông nghiệp, giúp đỡ nông dân.
- Tập trung xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Hồ Chí Minh rất kiên trì quan điểm phát triển nền nông nghiệp toàn diện.
Người đã nhiều lần nhấn mạnh: “Chúng ta phải làm cho nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc”56. Bởi vì, một nền nông nghiệp toàn diện có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho bản thân nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Nội dung phát triển nông nghiệp toàn diện bao gồm:
Một là, phát triển ngành trồng trọt: lúa, hoa màu, rau quả, cây công nghiệp.
Hai là, phát triển chăn nuôi: gia súc, gia cầm.
Ba là, phát triển cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Bốn là, nông nghiệp toàn diện còn bao gồm các ngành nghề phụ và ngành nghề truyền thống ở nông thôn.
- Tìm kiếm và mở rộng thị trường cho nông nghiệp.
Khi nông nghiệp đã phát triển thành một nền nông nghiệp hàng hóa, thì vấn đề thị trường, giải quyết đầu ra cho sản xuất nông nghiệp lại rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân, đòi hỏi sự cố gắng của Chính phủ, các ngành, các cấp liên quan. Giải quyết vấn đề thị trường nông sản hàng hóa theo hai hướng chính: mở rộng thị trường nội địa bằng cách nâng cao sức mua của dân, đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường khả năng chế biến; mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài trên cơ sở sản xuất được sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ, hợp với nhu cầu, thị hiếu của bạn hàng, tăng cường xúc tiến thương mại, đổi mới cơ chế, chính sách xuất khẩu.
- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh thích hợp trong nông nghiệp, nông thôn.
Đây là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo tìm ra các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý từ thấp đến cao: tổ đổi công, hợp tác xã cấp
thấp, hợp tác xã cấp cao, nông trường và cuối cùng là làm cho nông nghiệp xã hội hóa.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần hướng dẫn cho các hộ nông dân tham gia vào các mô hình tổ chức sản xuất, mua bán theo đúng nhu cầu thực tế của từng nơi, không nên hình thức, càng không nên chính quyền hóa các tổ chức kinh tế hợp tác trong nông thôn như một thời chúng ta đã làm và hiện còn ảnh hưởng lớn trong đầu óc nhiều người.
Ngoài ra, cần nhanh chóng xây dựng những liên hiệp nông - công - thương - tín để vừa giải quyết đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp, đầu vào, đầu ra cho công nghiệp chế biến, giải quyết đầu ra cho ngân hàng.
* Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tranh thủ ngoại lực để phát huy nội lực theo hướng phát triển bền vững
Trong lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế và thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại, Hồ Chí Minh đã để lại nhiều quan điểm, chỉ dẫn quý báu, bổ ích, thiết thực mà ngày nay chúng ta có thể kế thừa và vận dụng.
Chủ yếu tập trung vào những hướng chính sau đây:
- Xác định đúng xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, coi hợp tác kinh tế quốc tế là nhu cầu khách quan để có bước đi và tiến trình hội nhập đúng, chủ động, không chịu sức ép từ bên ngòai và tránh được những thách thức mà toàn cầu hóa đang đặt ra cho những nước lạc hậu, đang phát triển.
- Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế đối ngoại, ưu tiên chú trọng và giải quyết quan hệ đối ngoại làm cơ sở cho quan hệ kinh tế đối ngoại. Muốn đạt được điều đó cần phải:
Một là, xác định được thứ tự ưu tiên khi thiết lập quan hệ đối ngoại, các đối tác trên phạm vi quốc tế: các nước có cùng chế độ chính trị, các nước láng giềng, trong khu vực, các nước có tiềm lực kinh tế, công nghệ, có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề quốc tế, và cuối cùng là các nước khác.
Hai là, quán triệt phương châm và nguyên tắc: mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác để cùng các bạn làm ăn trên tinh thần tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và cùng
có lợi. Chính sách đối ngoại, vì thế, phải nhằm mở rộng quan hệ kinh tế, mang lại sự tăng trưởng bền vững cho đất nước.
Ba là, đào tạo được một đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác đối ngoại mà trọng tâm là ngành ngoại giao có nhãn quan kinh tế, ngược lại, cán bộ làm kinh tế cũng là cán bộ ngoại giao.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, quan hệ kinh tế đối ngoại là để thu hút ngoại lực, nhằm phát huy nội lực.
Sinh thời, mục tiêu cơ bản nhất mà Hồ Chí Minh kiên trì theo đuổi trong giao lưu, hợp tác quốc tế là thông qua đó mở rộng quan hệ hữu nghị, quan hệ kinh tế, thu hút ngoại lực nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, để thực hiện di huấn của Hồ Chí Minh cần giải quyết các vấn đề chủ yếu như:
Thứ nhất, nhanh chóng hình thành đồng bộ hệ thống huy động vốn trong nước, tạo nội lực bên trong làm cho nền kinh tế ổn định trước những biến động của thị trường thế giới, khu vực, đồng thời tạo điều kiện hấp thụ vốn từ bên ngoài.
Thứ hai, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng cho được một đội ngũ công nhân lành nghề đủ sức đáp ứng nhu cầu hợp tác với nước ngoài.
Thứ ba, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài: môi trường hành chính pháp lý, chính sách thuế, sử dụng đất, ưu đãi đầu tư, hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tăng sức mua của dân cư…
Thứ tư, rất thận trọng khi quyết định những dự án đầu tư vốn nước ngoài trên nhiều tiêu chuẩn, trong đó cần chú trọng tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ. Bởi vì, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Đặt kế hoạch công nghệ cho đúng đắn và hợp lý là điều kiện chủ chốt trong việc tiêu dùng tiền của”57.
KẾT LUẬN ---
VẤN ĐỀ ÔN TẬP
1. Nguồn gốc hình thành và bản chất tư tưởng kinh tế Hò Chí Minh. 2. Nội dung chủ yếu của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh.
3. Vận dụng tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.