Hồ Chí Minh: Về kinh tế và quản lý kinh tế, Sđd, tr 82-83.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 47 - 50)

II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế

41 Hồ Chí Minh: Về kinh tế và quản lý kinh tế, Sđd, tr 82-83.

+ Muốn thành công trong tổ chức quản lý, theo Hồ Chí Minh phải:

“- Thấy toàn diện. Trong toàn diện, nghiên cứu từng bộ phận.

- Phân công rành mạch, phối hợp ăn khớp, chỉ đạo chặt chẽ và khéo léo. - Mỗi bộ, mỗi ngành phải chuẩn bị kế hoạch hoạt động và cán bộ để thực hiện kế hoạch đó.

- Đả thông tư tưởng cán bộ. Nếu tư tưởng thông suốt công việc sẽ dễ dàng”43.

- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tổ chức quản lý từ cơ sở.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào Người cũng lưu ý phải biết nắm lấy mắt khâu then chốt, coi đó là chìa khóa dẫn đến thành công, để quản lý có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Hồ Chí Minh xác định rõ vai trò và tư cách của người cán bộ quản lý kinh tế.

Người cho rằng cán bộ là nguồn vốn của đoàn thể, Đảng và Nhà nước. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ quyết định. Trong lĩnh vực hoạt động quản lý kinh tế, cán bộ có những đặc điểm, yêu cầu riêng. Trước hết, Hồ Chí Minh xác định cán bộ quản lý kinh tế là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, có trách nhiệm thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm kế hoạch, cân đối thu chi, ổn định vật giá cho Nhà nước…

Đặc điểm lớn nhất của cán bộ quản lý kinh tế là liên quan đến nhiều vật tư, tiền của, rất dễ bị cám dỗ, tha hóa, biến chất, nếu không khéo sẽ gây thất thoát, hậu quả xấu cho sản xuất và chiến đấu. Bởi thế, theo Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý kinh tế có những tiêu chuẩn, tư cách và phẩm chất đặc trưng.

+ Về phẩm chất đạo đức: họ phải trau dồi đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự công cuộc kháng chiến toàn quốc; dùng sách thật thà tự phê bình và phê bình để tẩy trừ những thói tham ô lãng phí và bệnh quan liêu, có bản lĩnh vững vàng, không bị đồng tiền mua chuộc, dụ dỗ.

+ Về lập trường, tư tưởng: cán bộ quản lý kinh tế phải nắm vững chính sách và phương châm của Nhà nước: đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm, thực hiện nghiêm ngặt chế độ thu - chi của Chính phủ, các ngành, ổn định giá cả, gắn bó sâu sát với cơ sở sản xuất, gần gũi nhân dân để có những chỉ dẫn, hỗ trợ kịp thời giúp họ sản xuất đạt hiệu quả, đúng pháp luật, ngăn chặn các biểu hiện gian lận, trốn tránh trách nhiệm đối với nhà nước, phá hoại sản xuất….

+ Về chuyên môn nghiệp vụ: phải thông thạo nghiệp vụ quản lý kinh tế, có tri thức, am hiểu nền kinh tế nói chung, cũng như từng lĩnh vực, ngành kinh tế cụ thể. Vì thế, cán bộ quản lý kinh tế phải thường xuyên học tập, trao đổi nghiệp vụ, mạnh dạn phát biểu ý kiến, thật thà trao đổi kinh nghiệm để thường xuyên đổi mới và kiện toàn tổ chức, phối hợp giữa các ngành, bộ, cơ sở kinh tế để thực hiện đầy đủ kế hoạch sản xuất và tiết kiệm của nhà nước theo từng quý, từng năm, từng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.

Ngoài các tiêu chuẩn chung, Hồ Chí Minh còn có những yêu cầu riêng, cụ thể đối với cán bộ quản lý kinh tế từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực…Ngày nay, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có thể lấy đó làm các chuẩn mực cơ bản để phấn đấu, tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách của mình.

2.5. Quan điểm về phát triển kinh tế đối ngoại

a) Nhu cầu khách quan và mục đích của hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân

Quan điểm của Hồ Chí Minh về hợp tác kinh tế quốc tế được hình thành là kết quả của sự khảo sát thực tiễn, dựa vào truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, nhận thức quy luật vận động và xu thế phát triển của thời đại ngày nay. Người thấy rằng, hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển kinh tế đất nước là nhu cầu khách quan có tính quy luật phổ biến của mọi nền kinh tế, là điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Đó chính là nghệ thuật kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tiến trình phát triển.

Mở rộng hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển kinh tế là một tư tưởng lớn và hết sức nhất quán ở Hồ Chí Minh, ngày càng được cụ thể hóa.

Ngay từ những năm 20 của thế kỉ XX, ý thức được bản chất của quá trình quốc tế hóa và xu thế của thời đại, Hồ Chí Minh cho rằng “Xét về mặt nguyên tắc, sự tiến bộ chung phụ thuộc và việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường”44.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, quan điểm về hợp tác kinh tế quốc tế lại được Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn” và về ngoại thương “Việt Nam sẽ giao dịch với tất cả các nước nào trên thế giới muốn giao dịch với Việt Nam một cách thực thà”45

Ngay khi chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh cũng tuyên bố rõ: “Việt Nam có nhiều phụ nguyên, chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước cộng tác thật thà với chúng tôi”46 để nhằm “Một là xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranh tàn phá; hai là để điều hòa kinh tế thế giới và giữ gìn hòa bình”47.

Miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội, hợp tác kinh tế quốc tế càng trở nên cần thiết và có điều kiện mở rộng hơn. Hồ Chí Minh xác định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cần mở rộng công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp để nâng cao sức sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân. Chúng tôi cần nhiều dụng cụ, máy móc và hàng hoá của các nước trong đó tất nhiên kể cả nước Nhật Bản. Và chúng tôi có thể cung cấp cho những nước ấy lương thực, cây công nghiệp và khoáng sản”48.

Tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế nhằm vào các mục đích:

Thứ nhất: Thông qua giao lưu, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút ngoại lực, để bổ sung những mặt còn thiếu hụt trong nền kinh tế của nước ta.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w