Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 8, tr 174.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 41 - 43)

II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế

33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 8, tr 174.

Hồ Chí Minh: “Trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như sau:

- Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân.

- Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. - Sở hữu của người lao động riêng lẻ.

- Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”.

Xu hướng vận động chung của các hình thức sở hữu này là “xoá bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”35.

Thứ tự sắp xếp các thành phần kinh tế ở Hồ Chí Minh trái ngược với Lênin, nhưng không tạo nên sự đối lập mà là một sự bổ sung hợp lý. Nếu Lênin sắp xếp các hình thức sở hữu theo lôgic vận động khách quan của chúng, thì Hồ Chí Minh lại căn cứ vào vai trò thực tế của từng hình thức sở hữu trong chế độ mới để sắp xếp chúng. Xét về mặt này, sở hữu xã hội chủ nghĩa đứng ở vị trí cao nhất, bởi lẽ nó đang là nền tảng kinh tế của chế độ mới, chỗ dựa của nhà nước nhân dân; sở hữu xã hội chủ nghĩa quy định bản chất các loại quan hệ xã hội đang trong quá trình manh nha và định hình.

Vai trò chủ đạo của kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: đây là hình thức sở hữu chính, tồn tại trong các lĩnh vực kinh tế then chốt, ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh, có tác dụng hướng dẫn các loại hình kinh tế khác và là dòng chảy chủ đạo, mục đích hướng tới của tất cả các quan hệ xã hội và hoạt động kinh tế. Sở hữu xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong quá trình vận động theo các tầng nấc từ thấp đến cao, tương ứng với trình độ tiến hóa của lực lượng sản xuất, quy mô xã hội hóa của sản xuất xã hội. Quá trình vận động này có quy luật đặc thù, tất yếu khách quan và không thể bỏ qua một cách tùy tiện. Đánh giá các mức độ tiến hóa của sở hữu tập thể - một hình thức sở hữu cơ bản dưới chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nấc thang cần phải trải qua: “Đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng đối với nông nghiệp là đưa nông

dân làm ăn riêng lẻ đi dần từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa), tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa), rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa).”36. Chính lực lượng sản xuất quy định sự vận động của các quan hệ sở hữu trong nội bộ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa và các hình thức tổ chức sản xuất xã hội.

Ngoài sở hữu xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh còn thừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu, lâu dài của các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa. Ở đây, thái độ của Hồ Chí Minh rất rõ ràng “ Đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện. Còn “đối với những nhà tư sản công thương, Nhà nước không xoá bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hh́nh thức cải tạo khác...”37. Sự tác động của các thành phần kinh tế trong một cơ cấu kinh tế quá độ thống nhất chi phối xu hướng vận động của kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa. Con đường tất yếu của kinh tế cá thể, tiểu thương, tiểu chủ là hình thành các hợp tác xã sản xuất để hòa nhập vào hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, còn đối với các nhà tư bản, thông qua các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, dần dần cải tạo theo hướng xã hội chủ nghĩa – xu hướng tiến bộ đảm bảo tốt nhất lợi ích của họ.

Việc thừa nhận sự tồn tại khách quan, lâu dài của các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa và con đường phát huy tác dụng của chúng trong quá trình xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh thể hiện sự nhạy cảm trong vận dụng và nắm bắt tinh thần cơ bản các quan điểm mác xít, khắc phục trên thực tế xu hướng “tả khuynh” có hai dạng nổi lên trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhiều Đảng Cộng sản và công nhân.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w