Một số phương hướng quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 59 - 60)

II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế

b) Một số phương hướng quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện nước ta hiện nay

trong điều kiện nước ta hiện nay

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế rất phong phú, đòi hỏi phải quán triệt và vận dụng một cách đồng bộ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xây dựng đất nước và phát triển kinh tế hiện nay, cần vận dụng những quan điểm trọng yếu, căn cốt nhất. Đó là:

* Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN: * Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức:

Vận dụng quan điểm này, cần lĩnh hội các nội dung sau đây:

- Thấy được tính tất yếu khách quan, vai trò của công nghiệp, công nghiệp hóa đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết nâng cao đời sống nhân dân, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

- Xác định rõ nội dung, bản chất và các bước tuần tự tiến hành công nghiệp hóa, phù hợp với thực tế Việt Nam, đem lại hiệu quả mong muốn, thiết thực. Ở đây, khi vận dụng có mấy khía cạnh đáng chú ý.

Thứ nhất, công nghiệp hóa là phải tập trung phát triển những ngành công nghiệp để phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

Nói cách khác, chọn nông nghiệp, nông thôn là điểm khởi đầu công nghiệp hóa. Điều này do vị trí, vai trò của nông nghiệp trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, mối quan hệ tác động chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, yêu cầu phát triển tự thân của ngành công nghiệp chi phối và chế định.

Cụ thể: chú ý phát triển ngành công nghiệp nặng phục vụ cho nông nghiệp như cơ khí chế tạo máy, hóa chất, ngành điện vừa phục vụ trực tiếp cho sản xuất, vừa chế biến nông sản; đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; thực hiện cơ giới hóa các khâu sản xuất, phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, ngành nghề phụ trên địa bàn nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng cho hoạt động công nghiệp ở nông thôn và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

của đất nước nói chung; xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, xây dựng hệ thống đường, điện, trường trạm xá, giao thông liên lạc. Xây dựng được kết cấu hạ tầng này vừa giúp cho phát triển kinh tế, vừa xây dựng được một nông thôn mới như Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Quan điểm của Đảng ta “đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, “tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”53 chính là sự quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa.

Thứ hai, phải biết kết hợp giữa xây dựng cái mới với cải tiến, nâng cấp công nghệ hiện có trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngay từ năm 1960, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn cơ giới hoá nông nghiệp cũng còn mất hàng 15, 20 năm chứ không làm ngay một lúc được. Cho nên phải cải tiến nông cụ hiện có, phải làm những loại máy mới giản đơn, thợ mộc cũng đóng được, nông dân cũng làm được”54.

Vận dụng quan điểm này, ngày nay chúng ta phải chú ý kết hợp các loại hình công nghệ từ thô sơ (sửa chữa, lắp ráp nhỏ) đến trung bình, đồng thời phải mạnh dạn đi tắt vào các ngành công nghệ hiện đại; hiện đại công nghệ từng khâu kết hợp với hiện đại công nghệ đồng bộ để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao. Cách làm này đem lại hiệu quả thiết thực, vừa tận dụng được nguồn lực lao động dồi dào, sẵn có, phát huy được nội lực về kỹ thuật, về cán bộ mà chúng ta có, vừa tranh thủ được lợi thế so sánh của một nước đi sau để thực hiện “phương thức phát triển rút ngắn”.

Thứ ba, phải rất coi trọng vai trò của khoa học – công nghệ, phát triển kinh tế tri thức.

Người nói: “Công nghệ mà xa rời toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mất liên hệ với nó, thì công nghệ không lãnh đạo được kinh tế quốc dân”55.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w