II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 1, tr 33,
Tất nhiên, hình thức sở hữu công xã và hình thức sở hữu cộng sản tương lai phản ánh hai trình độ khác nhau của sức sản xuất. Muốn quá độ từ hình thức nọ sang hình thức kia phải có những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó vào những năm 20 của thế kỉ XX đã tồn tại hiện thực: cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi ở một nước và các dân tộc châu Á có thể nhận được sự giúp đỡ của phe dân chủ đang ngày càng lớn mạnh. Trong bối cảnh đó, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chế độ sở hữu ruộng đất truyền thống của các nước châu Á “có thể trở thành khởi điểm của một sự phát triển chủ nghĩa cộng sản”.
Tác động của nhân tố kinh tế quốc tế đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam rất được Hồ Chí Minh coi trọng. Theo Người “ta có điều kiện thuận lợi để xây dựng chủ nghĩa xã hội…ta được các nước anh em giúp đỡ”14. Sự giúp đỡ của các nước anh em trước hết là về công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất…Với sự giúp đỡ này, trong điều kiện diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, quốc tế hóa đời sống xã hội, các dân tộc lạc hậu có thể tiến đến một trình độ phát triển cao (chủ nghĩa xã hội) bỏ qua một hoặc vài giai đoạn trong quá trình phát triển tuần tự.
Tất nhiên, tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, cơ bản và quyết định là do các nhân tố kinh tế bên trong chi phối. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện thuộc địa: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”15.
Sau thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, ngoài các tiền đề chính trị - xã hội, chúng ta xác lập các cơ sở kinh tế để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Điều quan trọng nhất là Việt Nam có hội đủ các điều kiện cho công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt,
Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu. Nhân dân dũng cảm và cần kiệm,