Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 53 - 56)

II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế

3. Vận dụng và phát triển tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

3.1. Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế

a) Các sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về kinh tế

- Hồ Chí Minh đã để lại di sản quý báu trên nhiều lĩnh vực của phát triển kinh tế đất nước ta trên nhiều lĩnh vực, trong đó xuyên suốt là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luậ Mác - Lênin về phát triển kinh tế ở một ngước vốn là thuộc địa, đấu tranh giành độc lập đi lên xây dựng CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu là phổ biến tiến thắng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN.

b) Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế đối với việc xây dựng nền kinh tế mới ở Việt Nam

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là cơ sở nền tảng quan trọng để Đảng và Nhà nước Việt Nam hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng nền kinh tế đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế có vai trò to lớn, góp phần quan trọng định hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế nước ta trong thời kỳ xây dựng CNXH miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế soi sáng quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

c) Sự cần thiết phải vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay

- Từ vai trò và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (đã được đề cập trên đây).

- Từ đòi hỏi của thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước.

Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Sau hơn 15 năm thực hiện, nền kinh tế nước nhà dần dần được khôi phục, vận động đúng quỹ đạo, có bước phát triển đột phá và thu được những thành tựu hết sức quan trọng.

Kinh tế đất nước có tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài, thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng hơn gấp đôi (2.07 lần). Tích lũy nội bộ nền kinh tế từ mức không đáng kể đến năm 2000 đã đạt 27% GDP. Từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế phát triển nhanh theo hướng hiện đại. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực. Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% (1990) giảm xuống còn 24.3% (2000), công nghiệp và xây dựng từ 22,7% tăng lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1%.

Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hình thành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt. Kinh tế tập thể có bước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới. Kinh tế hộ phát huy tác dụng rất quan trọng trong nông nghiệp; kinh tế cá thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh. Cơ chế quản lư và phân phối có nhiều đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã phát triển kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới. Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP. Thu hút được khối lượng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động xã hội được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10% 9 (theo tiêu chuẩn nước ta). Mỗi năm tạo thêm 1,2 triệu việc làm mới. Đào tạo nghề được mở rộng, có cơ cấu ngành nghề hợp lý hơn. Năng lực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến.

Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy, nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, thế và lực của đất nước, khả năng độc lập tự chủ được nâng lên, tạo ra những tiền đề, điều kiện đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Từ thực trạng nền kinh tế ở nước ta trong những năm đổi mới.

+ Những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để vượt qua tình trạng nước kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp xa so với mức trung bình của thế giới và kém nhiều nước trong khu vực. Những yếu kém, bất cập của nền kinh tế được thể hiện rất rõ trên những khía cạnh sau đây:

+ Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu. Tích lũy nội bộ và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường; cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý và lãng phí, thất thoát lớn. Tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Nhịp độ thu hút đầu tư nước ngoài giảm mạnh. Tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây giảm sút.

+ Quan hệ sản xuất có mặt chưa hợp lý, hạn chế việc giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Chưa có sự chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm, việc chuyển đổi các hợp tác xã theo Luật ở nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, hiệu quả thấp. Các thành phần kinh tế chưa phát huy hết năng lực, chưa thật sự được bình đẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh. Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặt chưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm, tăng năng suất, kích thích đầu tư, phát triển, chênh lệch giàu nghèo tăng lên, có xu hướng doãng ra.

+ Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Hệ thống tài chính, ngân hàng, kế hoạch đổi mới chậm chạp, chất lượng hoạt động hạn chế; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai. Số lượng lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm còn lớn, tạo áp lực và hậu quả xấu về xã hội. Khoa học và công nghệ chưa thật sự trở thành động lực phát triển kinh tế. Môi trường sống bị ô nhiễm ngày càng nhiều.

Nói tóm lại, trong những điều kiện có nhiều thuận lợi và thách thức hiện nay, việc lựa chọn, xác lập tiến tới hoàn thiện mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hạn chế và khắc phục những bất cập của nền kinh tế, tìm kiếm cách làm, bước đi thích hợp trong xây dựng và phát triển kinh tế, nhận thức đúng và lý giải có căn cứ hàng loạt vấn đề kinh tế mới nảy sinh, đòi hỏi chúng ta phải trở về, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh. Trên thực tế, không phải lúc nào và ngay cả hiện nay, những quan điểm, gợi ý và cách làm kinh tế của Hồ Chí Minh cũng được nhận diện chính xác và quán triệt đầy đủ, triệt để.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w