II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
30 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd tập 10, tr 55-
ngược lại, công nghiệp phát triển lại nâng cao nông nghiệp lên một tầm cao mới với một năng suất, chất lượng hiệu quả cao hơn.
Chính vì vậy, mà ngay từ những năm 50, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm coi “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế” và
“Công nghiệp phát triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân”32. Trong mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp tất yếu dẫn đến sự hợp tác giữa công nhân và nông dân, là hai chủ thể xã hội trực tiếp hoạt động trong hai lĩnh vực sản xuất vật chất chủ yếu – nền tảng của chế độ xã hội mới.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp đã được nâng lên ở tầm khái quát, có giá trị phương pháp luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cách thức tiến hành tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự tương tác giữa công nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung, lúc đầu là nông nghiệp - công nghiệp, ở giai đoạn sau là công nghiệp - nông nghiệp, phản ánh hai mức độ chín muồi về kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
Cơ cấu kinh tế của nó là công - nông nghiệp hiện đại, nhưng để tới được tính chính thể này phải qua cơ cấu nông - công nghiệp; cùng với sự thay đổi kết cấu kinh tế, các quan hệ giai cấp, văn hóa, tư tưởng cũng biến đổi theo và kết cấu nông - công nghiệp có tính chất quá độ, tồn tại lâu dài trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đây mới là khía cạnh triết học trong tư duy Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp hợp lý.
Sự tồn tại và khả năng tương tác giữa công nghiệp và nông nghiệp được thực hiện qua một mắt khâu trung gian - thương nghiệp. Về vai trò của mắt khâu này, Hồ Chí Minh có những chỉ dẫn xác đáng hoàn toàn khoa học: “Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là cái
khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp. Thương nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng. Nếu khâu thương nghiệp bị đứt thì không liên kết được nông nghiệp với công nghiệp, không củng cố được công nông liên minh. Công tác thương nghiệp không chạy thì hoạt động nông nghiệp, công nghiệp sẽ bị rời rạc”33.
Trong công tác và hoạt động thương mại, Hồ Chí Minh chú ý đến cả hai bình diện. Về mặt kinh tế, thương nghiệp thực hiện khâu phân phối lưu thông, tăng cường khả năng liên kết giữa các khu vực, ngành kinh tế, gắn sản xuất với tiêu dùng, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng và giải quyết tốt quan hệ cung - cầu trong nội bộ nền kinh tế. Về mặt xã hội, thương nghiệp góp phần củng cố khối đoàn kết xã hội, giai cấp, làm nền tảng và chỗ dựa vững chắc cho Nhà nước. Hai mặt kinh tế và xã hội thống nhất trong hoạt động thương mại, phản ánh đúng bản chất của các quan hệ kinh tế của chế độ chúng ta.