II. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
36 Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd tập 10, tr
Chỉ rõ sự tồn tại và hoạt động đồng thời của nhiều thành phần kinh tế ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đẩy lý luận đi tiếp một bước xa hơn, nêu bật lực lượng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do toàn dân, vì hạnh phúc và lợi ích của mọi người. Đây lại là một phát kiến mới, kịp thời bổ sung vào lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Trong khi khẳng định công nhân, nông dân, trí thức là động lực chính của công cuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh không bỏ qua vai trò của các tầng lớp xã hội khác: tiểu thương, tiểu chủ, tư sản dân tộc…Quan điểm này của Hồ Chí Minh hết sức nhất quán, đã hình thành từ những năm 30 trong Cương lĩnh đầu tiên - một cương lĩnh được coi là đã kết hợp độc đáo độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2.4. Quan điểm về quản lý kinh tế a) Thực chất của quản lý kinh tế a) Thực chất của quản lý kinh tế
Là sự phân bổ, tính toán, sử dụng các nguồn lực nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân lao động.
- Hồ Chí Minh đã nhất quán một cách sâu sắc trong mọi hoạt động kinh tế phải hướng vào hiệu quả kinh tế. Và giống như mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, hiệu quả kinh tế là một tiêu chuẩn để nhận thức và tiến hành lựa chọn các hoạt động kinh tế.
+ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hiệu quả kinh tế được biểu hiện tập trung trong hai loại quan hệ: tăng gia sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm và sản xuất phải nhiều – nhanh – tốt – rẻ.
+ Hồ Chí Minh thường nói sản xuất và tiết kiệm là hai mặt của một quá trình, luôn đi liền với nhau, nếu tăng gia được bao nhiêu lãng phí bấy nhiêu thì tăng gia không kết quả, sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống.
+ Trong quá trình sản xuất, Hồ Chí Minh đề xuất phương châm nhiều - nhanh - tốt - rẻ. Nó mang hàm ý sản xuất phải chú ý đồng thời đến các kết quả
về số lượng và chất lượng, về giá cả. Phải coi trọng mỗi một mục tiêu, đồng thời không bỏ rơi mục tiêu khác. Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ nội tại.
Theo Hồ Chí Minh, phải làm cho tốt. Làm xấu mau hỏng, dùng lại không bền, lại phải làm nhiều mới đủ dùng. Phải làm nhanh và phải làm rẻ không phí phạm thời giờ, nguyên vật liệu…Làm tốt, rẻ thì hàng bán sẽ chạy, sản xuất phát triển, người lao động có việc làm ổn định. Các mắt khâu sản xuất, phân phối, tiêu thụ, tiêu dùng gắn bó chặt chẽ với nhau, chế định lẫn nhau và hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào tất cả các mắt khâu đó của quá trình sản xuất xã hội.
- Theo Hồ Chí Minh, trong hoạt động kinh tế phải lấy hiệu quả kinh tế làm đầu.
Vì thế, phải biết sử dụng các đòn bẩy kinh tế để đạt hiệu quả cao. Ở đây, Hồ Chí Minh nêu lên nhiều ý kiến thiết thực, sâu sắc về các vấn đề giá, lương, tiền, thuế, khoán, thưởng và phạt trong kinh tế. Nếu sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế này sẽ kích thích người lao động hăng hái sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, ích nước, lợi nhà. Hồ Chí Minh gắn hiệu quả kinh tế, sử dụng các đòn bẩy kinh tế với việc giải quyết và kết hợp các loại lợi ích trong mọi hoạt động và lĩnh vực kinh tế khác nhau.
- Hồ Chí Minh xác định, lợi ích kinh tế là động lực gốc để con người hoạt động và phát triển.
+ Khi xác định các mô hình phát triển, quản lý kinh tế, Hồ Chí Minh đều yêu cầu quán triệt nguyên tắc đảm bảo các loại lợi ích: xã hội, nhà nước, tập thể và lợi ích trực tiếp của người lao động. Sức sống và khả năng thực hiện của cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức sản xuất chính là bắt nguồn từ giao điểm lợi ích đầy nhạy cảm này. Nguyên tắc đó được Hồ Chí Minh quán triệt khi tổ chức các loại hình hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện cơ chế khoán….
+ Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, xuất phát từ cơ sở kết hợp lợi ích, xây dựng tiềm lực vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, giải quyết công ăn việc làm và đời sống của nhân dân, Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán
hai nguyên tắc trong chính sách kinh tế mà ngày nay vẫn giữ nguyên tính thời sự về phương diện lý luận và thực tiễn.
> Nguyên tắc thứ nhất, công tư đều lợi.
Bác giải thích: “Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế, thì phải trừng trị.
Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân”38
> Nguyên tắc thứ hai, chủ thợ đều lợi. Thể hiện ở chỗ như Người nói:
“Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ lợi quyền của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động, tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên”39.