Giá trị sản xuất công nghiệp của các DN trong KCN Phú Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 74)

Lĩnh vực

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân

2016/2014 Giá trị (Tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) cấu (%) (+/-) (%) Sản xuất, chế biến thực phẩm 52,81 15,45 60,43 15,51 71,63 17,19 18,82 16,46 Sản xuất linh kiện

điện tử, điện 94,02 27,50 114,14 29,30 115,01 27,60 20,99 10,60 Sản xuất, lắp ráp điện tử, cơ khí 138,56 40,53 147,82 37,94 160,25 38,46 21,69 7,54 Sản xuất hàng tiêu dùng 25,64 7,50 29,97 7,70 34,58 8,30 8,94 16,13 Khác 30,83 9,02 37,21 9,55 35,17 8,45 4,34 6,81 Tổng 341,86 100 389,57 100 416,64 100 74,78 10,40 Nguồn: Ban Quản lý dự án khu công nghiệp Phú Hà (2014-2016) Năm 2016, trong các nhóm ngành nghề cơ bản tại địa bàn thì ngành sản xuất, lắp ráp điện tử cơ khí vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 38,46% mặc dù có xu

thế giảm về tỷ trọng nhưng vẫn tăng về giá trị sản xuất. Nhóm ngành chiếm tỷ

trọng lớn thứ 2 là sản xuất linh kiện điện tử, điện với gần 27,6%. Nhóm ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong giai đoạn 2014 - 2016 là ngành sản xuất hàng tiêu dùng chiếm 8,30%. Các ngành công nghiệp khác như dệt may, gia công sắt thép… mặc dù sử dụng nhiều nhân công nhưng giá trị sản xuất cũng chỉ

chiếm 8,45%.

4.1.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường tại KCN

Các DN đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong các KCN các DN sẽ đầu tư mở rộng để tăng qui mô sản xuất. Đây chính là cơ hội để Phú Thọ có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện và hội nhập được với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra. Các loại ô nhiễm mà các KCN gây ra cho môi trường chính là ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Quy hoạch phát triển và vận hành các KCN mà không có sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đã và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều khu vực. Trong khi đó hiện nay hầu hết các công nghệ, phương pháp xử lý chất thải

nguy hại tại các KCN đang áp dụng còn chưa thật an toàn, hoạt động giám sát và cưỡng chế áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, các cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải hiện tại còn rất yếu kém.

Ngày 25/6/2002, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành

quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam

về môi trường bắt buộc các DN áp dụng. Quyết định này đã ban hành một hệ thống các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến chất lượng nước, chất lượng không khí, tiếng ồn, chất lượng đất và rung động. Riêng đối với tiêu chuẩn về chất lượng nước, Quyết định này ban hành 15 bộ tiêu chuẩn (phụ lục 1).

Tiếp theo đó là bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp: QCVN 24: 2009/BTNMT và QCVN 40: 2011/BTNMT do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành.

Đối với các DN trong KCN thì bộ tiêu chuẩn liên quan trực tiếp tới DN là tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào các khu vực nước sông, nước hồ, nước biển dùng cho các mục đích khác nhau. Trong số các bộ tiêu chuẩn thì QCVN 40:2011/BTNMT là bộ tiêu chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định có thể xả thải vào các vực nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các

chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng các giá trị quy định mớiđược đổ vào các vực

nước dùng cho các mục đích giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản, trồng trọt...; Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần không vượt quá giá trị quy định chỉ được phép đổ vào các nơi được quy định. Nước thải công nghiệp có giá trị thông số và nồng độ các chất thành

phần quá lớn thì không được phép thải ra môi trường….

Đối với nước thải ở KCN Phú Hà chủ yếu là nước thải sử dụng qua quá

trình xử lý nguyên liệu đầu vào của sản xuất sản phẩm... Do đó nước thải có

thành phần, nồng độ ô nhiễmđadạng.

Thành phần nước thải của các KCN và CCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh

dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại

nặng. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước thải trước tháng 10 năm 2016 của T rung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Phú Thọ cho thấy thải

lượng tại KCN Phú Hà khoảng 3.000 m3/ngày đêm. So với QCVN 40:2011/BTNMT cột B về nước thải thì nước thải tại KCN Phú Hà có đặc trưng là: Tổng chất rắn lơ lửng (TTS) cao hơn 3 lần; hàm lượng Oxy hoá học (COD) cao đến 5,4 lần; hàm lượng Oxy sinh học cao hơn 2,5 lần;hàm lượng chì cao hơn từ 2 đến 7 lần nguồnthải.

Hiện nay, BQL các KCN Phú Thọđã tiến hành điều tra tổng thể chất thải

tại KCN Phú Hà. Kết quả cho thấy năm 2014 chất thải công nghiệp là 453,5 tấn/tháng và 156,42 m3, chất thải nguy hại 559 kg/tháng và 1.000 lít dầu thải các loại; chất thải sinh hoạt 288,8 tấn/tháng và 196,62 m3/tháng. Đến năm 2016, theo DN thống kê thì chất thải công nghiệp còn giá trị thương mại 1.614 kg/ngày; chất

thải công nghiệp không còn giá trị thương mại 9.364,5 kg/ngày; chất thải nguy

hại 214,5 kg/ngày và chất thải sinh hoạt 805 kg/ngày. Hầu hết các chất thải đã

hết giá trị thương mại trong các KCN được công ty môi trường Phú Thọ ký hợp

đồng vận chuyển đem chôn lấp. Riêng nước thải công nghiệp ở KCN Phú Hà,

trước tháng 8/2012 đều do các DN tự xử lý và thải ra ngoài. Vì vậy có những thời

điểm gây nhiều bức xúc đối với người dân xung quanh KCN.

Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp:

Những nơi tiếp nhận nước thải KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được do bất lý mục đích nào. Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở các hạ lưu của các con sông mà lan tới cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước ở lưu vực sông Đuống cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư trong lưu vực, những khu vực chịu tác động

của nước thải KCN làm cho chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh,nhiều chỉ

tiêu BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần.

Các KCN đã mang lại nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định cho

người dân nhưng ngược lại, cũng làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp và

ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của người dân.

4.1.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp Phú Hà

4.1.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp

Theo Luật bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, và các bộ ngành khác

Bên cạnh đó, cũng theo Luật bảo vệ môi trường và các Nghị định Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: BQL các KCN chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kinh tế kĩ thuật KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN

Thông tư 08/2009/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường tập trung

vào các quy định trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường của các KCN, trong đó đặc biệt nâng cao trách nhiệm của BQL các KCN. Theo đó, BQL các KCN chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý công tác bảo vệ môi trương tại KCN theo sự uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để thực hiện nhiệm vụ này, BQL các KCN phải có tổ chức chuyên môn, cán

bộ phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định tại nghị định số 81/2007/NĐ – CP

ngày 23/05/2007 của Chính phủ quy định tổ chức bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Ban quản lý các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo uỷ quyền như: tổ chức thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong các KCN.

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về

môi trường,chủ trì công tác thanh tra việc thực hiên các quy định về bảo vệ môi

trường, chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong KCN, phối hợp giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường KCN.

Công ty phát triển hạ tầng KCN có chức năng xây dựng và quản lý cơ sở

hạ tầng KCN, quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, các công trình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn theo đúng kĩ thuật, theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

Sơ đồ 4.1 cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máyquản lý nhà nước về môi trường

tại các KCN từ cấp có thẩm quyền cao nhất là Chính phủ cho đến cấp cơ sở là BQL các KCN.

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường

Nguồn: Văn Hữu Tập (2016)

4.1.2.2. Hệ thống văn bản, quy chế quản lý Nhà nước về môi trường KCN

Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN

nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, nâng cao hiệu quả xử

lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do

các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất thải rắn,... Đồng thời giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn

Ban quản lý các KCN Phòng thanh tra Sở Sở TN&MT Môi trường UBND tỉnh Phú Thọ Bộ TN & MT Môi trường

Trung tâm Quan

trắc và Phân tích môi trường Chi cục bảo vệ Môi trường Cán bộ địa chính xã Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện

vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất

trong KCN cũng được thuận lợi hơn

Trong quá trình phát triển đất nước, nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn

được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày

25/06/1998, tiếp đến là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ

Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ mội trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước coi đây “là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân;

góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị, an

ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án

phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư

tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường.

Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hoá, đạo đức, và tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hoà với tự nhiên của cha ông ta”

Quan điểm phát triển đất nước của Đảng ta cũng đã được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”

Thực hiện các định hướng trên, Luật bảo vệ môi trường sửa đổi (năm 2005) đã được Quốc hội thông qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được

nhu cầu thực tiễn. Những vấn đề bức xúc và các điểm nóng về môi trường đang

từng bước được giải quyết.

Những hạn chế, tồn tại cùng với diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu toàn cầu và hội nhập quốc tế đã đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường nhiều thách thức lớn, cả trước mắt và lâu dài. Ngày 21/01/2009, Ban Bí thư đã ban

chính trị và xác định rõ: “không đưa vào vận hành, sử dụng các KCN, khu công nghệ cao, khu đô thi, khu công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề,…”

Ngày 02/12/2003,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết

định số 256/2003/QĐ – TTg. Một trong những mục tiêu cụ thể của chiến lược

là đến năm 2010, 70% các KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; Thu gom 90% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện. Định hướng đến năm 2020 là 100% đô thị, KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; Hình thành và phát triển ngành công

nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% chất thải thu gom được

tái chế. Trong danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường của chiến lược có Chương trình số 25 về xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường ở tất cả các KCN.

Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành quy định nội dung quản lý môi trường KCN. Nghị định 36/CP ngày 24/04/1997 về ban hành quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao là văn bản đầu tiên tạo cơ sở điều chỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 74)