Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)

Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải

DN sản xuất sử dụng lò hơi, máy phát điện Bụi, CO, SO2, NO2, CO2, muội khói. Nhóm ngành may mặc Bụi, clo, SO2

Nhóm ngành nhựa, cao su SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống H2S, bụi

Các phương tiện vận tải CO, SO2, NO2, bụi,… Nhóm ngành sơn và có sử dung sơn Bụi, H2S, NH3

Hơi axit, dung môi hữu cơ, bụi sơn Lân hữu cơ, clo hữu cơ

Nhóm ngành cơ khí

Ngành sản xuất hoá nông dược, phân bón

Nguồn: Ban Quản lý dự án khu công nghiệp Phú Hà (2017) Theo kết quả quan trắc, chất lượng môi trường không khí xung quanh của nhiều cơ sở sản xuất trong các KCN về cơ bản là tốt, số liệu quan trắc khí thải các cơ sở đạt tiêu chuẩn về môi trường. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi (đặc biệt vào mùa khô), và do hoạt động của các nhà máy thuộc các KCN cũ, vận hành với công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

c. Thực trạng chất thải rắn ở khu công nghiệp

Hoạt động sản xuất của các DN ở các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tuỳ thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và

công suất của các cơ sở công nghiệp trong KCN.

Qua khảo sát ở một số KCN cho thấy, trong thành phần chất thải rắn, tỷ lệ chất thải nguy hại chiếm dưới 20% nếu được phân loại tốt, trong khi đó, tỷ lệ các

chất có thể tái chế hay tái sử dụng cũng khá cao (kim loại, hoá chất,…).

Thành phần chất thải thải rắn của các KCN không chỉ thay đổi theo loại hình sản xuất mà còn thay đổi theo giai đoạn phát triển của KCN. Trong giai đoạn xây dựng KCN, chất thải rắn chủ yếu là phế thải xây dựng. Thành phần chính là đất, đá, gạch, ximăng, bao bì và phế thải xây dựng. Trong giai đoạn KCN đã đi vào hoạt động, phế thải xây dựng mặc dù phát sinh không nhiều, vẫn

được thu gom với chất thải công nghiệp.

Bảng 4.10. Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn khu công nghiệp Phú Hà

Vật liệu Tỉ lệ (%)

Kim loại 4-9

Thuỷ tinh <0,5

Cao su, da, giả da <1

Gỗ vụn, mạt cưa 15-25

Vải giẻ <1

Các loại bao bì 2-4

Sơn keo, hoá chất, dung môi 1-5

Các loại rác hữu cơ 30-40

Bã vôi, gạch, đá, cát 4-8

Bùn khô từ nước thải 8-17

Rác điện tử 0,1-1

Nguồn: Ban Quản lý dự án khu công nghiệp Phú Hà (2017)

Hiện tại, trên địa bàn có hơn 10 DN thực hiện công việc thu gom, trung chuyển, phân loại và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại. Các DN này đều được Bộ/Sở Tài nguyên và môi trường cấp phép hành nghề và thực hiện công

việc thu gom chất thải trong các KCN.

Tuy vậy, các chất thải nguy hại (CTNH) tại các KCN chưa được quản lý chặt chẽ do các quy định liên quan chưa cụ thể. Nhiều DN sản xuất vẫn chưa tiến hành phân loại ngay tại nguồn, không có kho lưu giữ tạm thời theo quy định và chỉ một phần CTNH được các đơn vị có chức năng xử lý. Rất nhiều CTNH được chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, thậm chí đổ ngay tại nhà máy, gây ONMT. Mặt khác, một số đơn vị xử lý CTNH thiếu trách nhiệm với cộng đồng, đã lén lút đổ

các CTNH chưa qua xử lý ra môi trường

4.1.2.5. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường khu công nghiệp

Trong những năm qua, xã đã tích cực đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách và văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý môi trường dưới nhiều hình thức như: tập huấn; phát động các phong trào, chiến dịch và xây dựng mô hình vềBVMT bước đầu đạt hiệu quả khá cao.

Ngoài ra còn tổ chức các hội thảo đóng góp ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm về sản xuất sạch hơn giữa các doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý. Tổ chức giáo dục phổ biến nâng cao nhận thức pháp luật về BVMT. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý với cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức đoàn thể để thông tin tuyên truyển bằng nhiều hình thức phù hợp đến các doanh nghiệp.

Bảng 4.11. Mức độ tổ chức các hoạt động tuyên truyền về BVMT cho cán b

quản lý và Doanh nghiệp Chỉ tiêu Cán bộ quản lý Doanh nghiệp Sốlượng (Người) Tỷ lệ (%) Sốlượng (Người) Tỷ lệ (%) Thường xuyên 9 60 24 80

Không thường xuyên 5 33,33 6 20 Không biết 1 6,67

Tổng 15 100 30 100 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2017) Cấp ủy, chính quyền đã quan tâm và lãnh đạo, đã ban hang các Chỉ thị, Chương trình, các văn bản pháp quy cụ thể hóa việc thực hiện pháp luật và chính sách của nhà nước ởđịa phương như: “Quy định một sốđiểm cụ thể về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, “Quy định bảo vệ môi trường trong xây dựng trên địa bàn tỉnh”…

Qua bảng 4.11 cho thấy chỉ có 0,066% cán bộ quản lý nhà nước về môi trường địa phương được hỏi cho rằng không biết đến hoạt động tuyên truyền về BVMT vì không thuộc cán bộ chuyên trách chỉ làm kiêm nhiệm. Đối với doanh nghiệp là đối tượng tham gia trực tiếp về quản lý môi trường có 80% tham gia

thường xuyên, 20% tham gia không thường xuyên.

Nhìn chung nhận thức của doanh nghiệp đã được nâng cao đáng kể, đã có

những quan tâm và thái độđúng đắn vềMT trong giai đoạn 2015 – 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 83)