Tình hình vi phạm các quy định về BVMT của các DN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 85)

Chỉ tiêu Số lượng (N = 30) Cơ cấu (%)

Không tiến hành lập báo cáo ĐTM 1 3

Không tiến hành quan trắc và báo cáo

hiện trạng môi trường 2 6,67

Xảnước thải có thành phần, nồng

độ chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép 20 66,67

Không vận hành thường xuyên 2 6,67

Không thực hiện đúng cam kết BVMT 5 16,67

Chậm nộp phí XLNT 8 26,67 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm (2017) Qua bảng 4.13 cho thấy 66,67% DN xả thải có thành phần, nồng độ ô

nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép vào hệ thống thoát nước tập trung của KCN, có 26,67% DN chậm nộp phí xả thải do tình hình SXKD của các DN này đang gặp khó khan và 16,67% DN không thực hiện đúng cam kết BVMT

Bảng 4.14. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp

Nội dung ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số cuộc thanh tra lần 25 26 28

Số vụ việc vi phạm được

phát hiện vụ 62 76 84

Số vụ vi phạm đã được

xử lý theo thẩm quyền vụ 62 76 2 Số vụ vi phạm chuyển

cấp trên giải quyết vụ 0 0 2

Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh tra kiểm tra về ô nhiễm môi trường Nhìn chung, công tác thanh tra, kiểm tra môi trường tại KCN Phú Hà đã được tiến hành, công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan được quan tâm nhưng số lượt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng vẫn còn quá ít so với các DN trong KCN hàng ngày vẫn xả thải một lượng nước thải lớn vào hệ thống thoát nước chung

của KCN. Rõ ràng đây là mối lo ngại đối với nguồn tiếp nhận xả thải là các mương

tưới tiêu thoát nước khu vực lân cận dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Qua kết quả thanh tra, kiểm tra thời gian qua, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ môi trường cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật, tình trạng gây ô nhiễm môi trường và vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn diễn ra. Trong đó tập trung vào các nhóm hành vi: thực hiện không đúng các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; xả nước thải, khí thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; kê khai thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường khác. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nổi cộm,

kiểm tra sau thanh tra; kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm, tạo sự

nghiêm minh trong thi hành pháp luật; qua thanh tra, kiểm tra đề xuất được các biện pháp để quản lý có hiệu quả việc bảo vệ môi trường.

Bảng 4.15. Một số giải pháp xử phạt đối với các DN không thực hiện đúng công tác BVMT Chỉ tiêu Số lượng (N=15) Cơ cấu (%)

Thu phạt lãi với các DN chậm nộp phí 12 73,33

Xử phạt các DN phát thải quá TCCP 14 93,33 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm (2017) Qua điều tra cho thấy có tới 80% số cán bộ được phỏng vấn cho rằng nên thu phạt lãi các DN chậm nộp phí. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận lớn cán bộ cho rằng không cần thu phạt đối với các DN này vì không phải lúc nào kinh tế cũng ổn định và việc SXKD của các DN luôn thuận lợi. Còn đối với việc phát thải quá TCCP thì bắt buộc các DN phải nộp phạt đúng như cam kết, và có 93,33% người đồng tình với ý kiến này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)