Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về mô
4.4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường khu công
4.4.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý và hệ thống luật pháp, chính sách quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Như phần trên đã đề cập, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của thực thi chính sách BVMT của các doanh nghiệp tron KCN. Nếu hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, khoa học,
nghiêm khắc thì sẽ có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên so với thực tế, các chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng thực hiện rà soát, bổ sung và tiếp tục điều chỉnh hệ thống văn bản
pháp luật về môi trường, trong đó hướng dẫn cụ thể, quy định rõ các nhiệm vụ cần
thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước; Ban
hành, cập nhật các tiêu chuẩn môi trường cho phù hợp với thực tế. Để thực hiện pháp luật môi trường ở các khu công nghiệp đạt hiệu quả thì cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật môi trường với những nội dung chính sau:
Cần có văn bản riêng cho việc bảo vệ môi trường không khí, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia về không khí. Hiện nay nước ta chưa có tiêuchuẩn giới hạn tối đa cho phép về ô nhiễm mùi.
Xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể về kiểm soát và xử lý nhiễm bụi. Khuyến khích các tổ chức đóng góp nguồn tài chính cho đầu tư thực hiện các quy chế về BVMT, phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm, tạo lập môi trường xanh, sạch, đẹp tại nơi làm việc.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa chi cục thuế trong việc miễn – giảm
thuế đối với DN thực hiện tốt công tác BVMT; quy chế phối hợp giữa kho bạc
trong việc thu phí về môi trường và các khoản xử phạt hành chính; quy chế phối
hợp giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với đơn vị thực hiện tốt chính sách môi trường; quy chế phối hợp với Sở điện lực khi thi hành các hình phạt bổ sung.
Lồng ghép triển khai đồng bộ công tác bảo vệ môi trường, quản lý nước thải gắn liền với việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội.
Công tác bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành ngay từ giai đoạn quy hoạch. Phải tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch phát triển khu công nghiệp.
Pháp luật là yếu tố hết sức quan trọng để nhà nước điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường. Nếu hệ thống pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, khoa học, nghiêm khắc thì sẽ có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp; Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, tính ổn định không cao thì sẽ dẫn đến những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
bảo vệ môi trường; Những chế tài còn thiếu và chưa đủ mạnh sẽ không đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm, dễ làm các doanh nghiệp coi nhẹ, thậm chí sẵn sàng chịu phạt để rồi tiếp tục vi phạm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng thực hiện rà soát, bổ sung và tiếp tục điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường, trong đó hướng dẫn cụ thể, quy định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác bảo vệ môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước; Ban hành, cập nhật các tiêu chuẩn môi trường cho phù hợp với thực tế. Đối với các công trình xử lý chất thải của doanh nghiệp thì cần quy định rõ về tiêu chuẩn, chế độ vận hành để thống nhất thực hiện, đảm bảo được chất lượng của các công trình, nhất là đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung của các KCN, khắc phục tình trạng vận hành không thường xuyên, công nghệ chưa phù hợp như hiện nay,... Trong giải pháp này, chúng tôi cũng đề xuất thêm một số điểm sau:
Thứ nhất, Luật Doanh nghiệp nên có một điều khoản riêng quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường. Luật Doanh nghiệp là toàn bộ những quy định điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 mới chỉ có một điểm nhỏ liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường của doanh nghiệp “tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường”; Trong khi đó đây là một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi phải có sự cụ thể hơn nữa.
Thứ hai, nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn việc thi hành các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi và bổ sung năm 2009. Trong những vấn đề cần hướng dẫn thi hành, thiết nghĩ nên làm rõ hai nội dung đó là có dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính về hành vi này” và dấu hiệu “hậu
quả” thì mới được xemxét định tội danh. Về dấu hiệu “hậu quả”, mặc dù những
tác hại của việc thiếu trách nhiệm doanh nghiệp đối với môi trường đã rõ ràng, nhưng hậu quả không phải diễn ra ngay trước mắt chúng ta, mà có quá trình lâu dài, hơn nữa cũng khó có thể định lượng được. Như vậy, hậu quả như thế nào thì đảm bảo dấu hiệu tội phạm, như trường hợp của Vedan, cho đến nay việc giải quyết hậu quả và những thiệt hại mà công ty này gây ra vẫn có sự tranh cãi... Còn dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính về hành vi này” nên hiểu với cùng một tội danh hay nói chung cho tất cả các hành vi xâm hại môi trường, giả sử một doanh nghiệp sau khi bị xử phạt về vi phạm môi trường, chủ doanh nghiệp lập doanh
nghiệp khác và cũng có hành vi tương tự thì xử lý ra sao. Bởi vậy, chúng ta cần gắn kết giữa Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đồng thời dựa trên các hiểu biết về khoa học môi trường để cụ thể hoá, định lượng các dấu hiệu vi phạm, trên cơ sở đó việc phát hiện và xử lý mới thuận lợi, dễ dàng hơn.
Thứ ba, tăng cường trách nhiệm hình sự đồng thời hình sự hoá đối với một số hành vi xâm phạm môi trường. Trong Bộ luật Hình sự hiện nay, những chế tài dành cho các tội phạm về môi trường đã có phần nghiêm khắc hơn trong các bộ luật trước. Tuy nhiên, xuất phát từ tầm quan trọng của môi trường, từ thái độ của các đối tượng vi phạm, thiết nghĩ những chế tài đó vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ tính răn đe. Hình phạt tiền cao nhất là một tỉ, còn phạt tù cao nhất là mười năm đối với doanh nghiệp còn quá nhẹ. Vì vậy, cần khắc phục những hạn chế nói trên, theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền và tăng mức nghiêm khắc của chế tài, phân hoá mức độ nguy hiểm của các hành vi để có chế tài thoả đáng,
những hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đối như nhau
thì cần quy định những loại và mức chế tài có mức nghiêm khắc giống nhau. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của xã hội, đã xuất hiện rất nhiều hành vi hết sức nguy hiểm với thủ đoạn tinh vi, kín đáo hơn trong việc xâm hại môi trường, vì vậy, trong Bộ luật Hình sự cần hình sự hoá kịp thời những hành vi này... Pháp luật cần có tính mở, tức là luôn phải biết tiếp thu tinh hoa pháp lý của nhân loại và vận động, phát triển cho phù hợp với tình hình mới. Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời bảo vệ môi trường thì chúng ta cần học hỏi pháp luật của các nước khác, nghiên cứu tình hình thực tế để kiện toàn hệ thống pháp luật cho phù hợp.
4.4.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức, tăng cường nguồn lực phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Trong bất cứ lĩnh vực quản lý nào, vấn đề tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định hàng đầu về sự thành công. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở KCN Phú Hà, bên cạnh đã có hệ thống văn bản cơ chế và chính sách thì vấn đề có ý nghĩa quyết định là hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ. Bởi đây là bộ phận cần nắm công cụ pháp luật bảo vệ môi trường vận dụng vào thực tế, đồng thời tham mưu cho chính quyền địa phương các chính sách, biện pháp quản lý bảo vệ môi trường.
Tăng cường số lượng cán bộ chuyên trách về môi trường ở cấp tỉnh như: Tuyển thêm cán bộ môi trường tại chi cục Bảo vệ môi trường; tăng cường số
lượng cảnh sát môi trường và cán bộ thanh tra môi trường. Củng cố, nâng cấp
không chỉ về số lượng mà còn về năng lực đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra.
Tăng số lượng cán bộ chuyên trách ở cấp huyện và cấp xã vì hiện nay cán
bộ quản lý môi trường cấp huyện và xã là cán bộ kiêm nhiệm. Nâng cao chất
lượng cán bộ quản lý thông qua đào tạo thêm kiến thức chuyên môn về môi
trường cho cán bộ hiện có đồng thời tuyển mới cán bộ có chuyên ngànhđược đào
tạo thuộc về lĩnh vực môi trường. Phổ biến, tập huấn cho cán bộ các cấp nhất là
cấp xã nhằm nâng cao kiếnthức về môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường.
Huy động các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động BVMT từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước:
- Tìm kiếm các nguồn kinh phí đầu tư với hình thức ODA hoặc BOT;
Đẩy mạnh hợp tác và thu hút sự quan tâm đầu tư của các tổ chức quốc tế như:
Chương trình môi trường Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Quỹ môi trường toàn cầu, các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ… nhằm tranh thủ sự hỗ trợ dưới mọi hình thức để sử dụng hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích DN đầu tư bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ và khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường tư nhân.
4.4.2.3. Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Đẩy mạnh hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động thu phí BVMT. Buộc các DN phải nộp phí đầy đủ và dứt điểm.
Có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, đối với DN còn nợ phí nước thải, không
chịu nộp phạt thì tiến hành biện pháp bổ sung như ngừng cung cấp các dịch vụ
KCN đối với các doanh nghiệp chây ỳ nộp phí XLNT như cấp điện, cấp nước…
Tính toán phương án thu phí luỹ tiến, lượng nước thải với mức độ ô nhiễm càng
Đối với DN thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thì cần cóhình thức
khuyến khích thoả đáng như: Miễn thuế thu nhập từ 2-5 năm, tạo điều kiện tiếp
cận các khoản tín dụng ưu đãi…
Buộc DN ký quỹ môi trường, nếu vi phạm các quy định về môitrường thì
sử dụng tiền ký quỹ để trừ vào tiền phạt.
Giảm tiền thuê mặt bằng cho các DN khi di dời vào KCN tập trung.
Bên cạnh đó, cần phối hợp với ngân hàng thông qua cơ chế chính sách của
trung ương vàcủa tỉnh để hỗ trợ các khoản vay cho DN với lãi suất ưu đãi khi tiến
hành các công trình XLNT. Ngừng cấp tín dụng đối với các đơn vị gây ô nhiễm. Nhãn môi trường: Đây là loại công cụ kinh tế rất có ý nghĩa cho người tiêu dùng và hình ảnh của doanh nghiệp tham gia vào sản xuất hàng hóa. Cần có các quy định và cơ chế để một số hàng hóa xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa của Việt Nam được dán nhãn môi trường.
4.4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BVMT ở các cơ sở sản xuất tại KCN. Xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm.
Triển khai tiếp tục kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường và các điểm nóng về môi trường như bãi rác…
Phân cấp trách nhiệm và có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các
ngành, các cấp trong việc tăng cường các hoạt động QLNNvề MT.
Tăng cường kiểm tra, phối hợp với Thanh tra Sở thanh tra việc lập báo cáo giám sát, báo cáo công tác BVMT của cơ sở, cập nhật số liệu, phân loại đánh giá chất lượng môi trường của cơ sở để kịp thời hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, phát thải, khống chế ô nhiễm môi trường.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KCN, đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Đối với việc đầu tư nhà máy xử lý nước thải tập trung, cần có những chế tài có tính bắt buộc đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, KCX, như coi việc xây dựng công trình xử lý
chất thải tập trung là một trong những điều kiện khi thực hiện các ưu đãi về thuế, đất đai cho chủ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, là điều kiện để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, KCX.
Hiện tượng doanh nghiệp thiếu trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường một phần xuất phát từ sự lơ là, thiếu sâu sát của các cơ quan chức năng. Công tác kiểm tra, thanh tra thiếu hiệu quả và không thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nên nhiều doanh nghiệp có hoạt động xâm hại môi trường sau nhiều năm mới bị phát hiện, kết quả là môi trường lúc ấy đã bị phá hủy nặng nề,
khả năng khắc phục rất khó khăn, mất nhiều thời gian và sẽ rất tốn kém, gây tổn
thất nặng nề cho xã hội.
Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, cần phát huy vai trò giám sát xã hội, cụ thể là sự giám sát của người dân, của các đoàn thể quần chúng và các phương tiện thông tin đại chúng đối với việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy, vì bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, không những vậy, khi doanh nghiệp thiếu trách nhiệm đối với môi trường thì người dân chính là đối tượng gánh chịu thiệt hại đầu tiên. Tuy vậy, hiện nay nhận thức của xã hội đối với trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường vẫn còn hạn chế, thái độ của cộng đồng đối với những hoạt động vi phạm môi trường của doanh nghiệp chưa gay gắt. Để phát huy sức mạnh của cả xã hội nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp chúng ta cần cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ cho nhân dân về luật pháp, quy định, hoạt động, chính sách bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân hiểu rõ ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng cuộc sống... Không những vậy, phải gắn kết chặt chẽ vai trò giám sát của xã hội với vai trò của các cơ quan chức năng, làm cho người dân không cảm thấy đơn độc, yếu thế, thiếu sự hỗ trợ của chính quyền... Các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải được