Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp
2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp
2.1.4.1. Lập kế hoạch quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Trước tiên xác định cụ thể những nội dung công việc quản lý môi trường
cần thực hiện phù hợp với từng khu công nghiệp. Đặc biệt cần xác định rõ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường khu công nghiệp mà cơ quan quản lý khu công nghiệp cùng các cơ sở hoạt động trong khu phải tuân thủ.
Nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu cần hoàn thành và lên kế hoạch thực hiện chương trình quản lý môi trường khu công nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Kế hoạch gồm có thời gian, nguồn lực cần thiết, người chịu trách nhiệm thực hiện những chương trình này, cách thức thực hiện. Với từng kế hoạch quản lý môi trường tại khu công nghiệp cần giao trách nhiệm cụ thể tới từng cán bộ quản lý môi trường sao cho đảm bảo sự phù hợp nhất về chuyên môn, trình độ, nghiệp vụ(Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).
Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường đối với khu công nghiệp là giai
đoạn đầu của công tác quản lý môi trường đối với khu công nghiệp và là nền tảng để tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường khu công nghiệp. Để giúp chủ đầu tư, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có định hướng quản lý môi trường đúng đắn, các văn bản kế hoạch hóa và chính sách quản lý môi trường cũng như pháp luật của nhà nước cần phải thống nhất, minh bạch, rõ ràng và đồng bộ. Kế hoạch quản lý môi trường phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo công tác quản lý môi trường khu công nghiệp được thực hiện đạt hiệu quả cao.
2.1.4.2. Tổ chức bộ máy và hệ thống văn bản quy định về quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp
- Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp:
Hệ thống quản lý Nhà nước vềmôi trường khu công nghiệp là một bộ phận nằm trong cơ cấu quản lý về khía cạnh môi trường của cấu trúc quản lý tổng thể trong một tổ chức (DN, công ty, xí nghiệp, cơ sở hoặc đơn vị sản xuất…), bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ tục, nguồn nhân lực, vật lực và trách nhiệm… đủ khả năng thực thi trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức, đánh giá tác động
của ô nhiễm môi trường trong ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức mình (Quốc hội, 2014).
Hệ thống quản lý Nhà nước vềmôi trường khu công nghiệp của DN gồm ba phần cơ bản đó là: Phần chương trình, phần giáo dục và đào tạo lực lượng và sự hiểu biết các chương trình quy định về nước thải một cách cặn kẽ, áp dụng một cách hợp lý. Trong chương trình chính, DN phải xếp đặt trong các quy trình để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao nhất cùng với tác động và ảnh hưởng tới môi trường có thể xảy ra thấp nhất. DN phải có hệ thống quản lý tổ chức gồm tất cả các bộ phận liên quan (Bộ phận kinh doanh, bộ phận hành chính, bộ phận sản xuất…) và các bộ phận phải hoạt động nhịp nhàng thống nhất theo mục đích về môi trường. Công việc giám sát phải được quy định bởi đơn vị quản lý môi trường có liên quan. Mỗi DN phải có một chính sách chính thức, các tiêu chuẩn hay là các hướng dẫn chi tiết về môi trường theo đúng luật định. Để hoàn thành tốt điều đó, hệ thống quản lý nước thải cần được ràng buộc về hiểu biết một cách rõ ràng cho người lao động. Đầu tiên, mục đích và các tiêu chuẩn đánh giá được phát triển, sau đó phải liên kết các mục tiêu này và các nhu cầu được đảm bảo hợp pháp theo pháp luật thông qua các tài liệu đầy đủ. Thêm vào đó, cùng với hệ thống quản lý, một DN phải thực hiện đầy đủ các khoá đào tạo về quản lý nước thải một cách thích hợp cho lực lượng lao động để họ có hiểu biết và sử dụng các tiêu chuẩn môi trường một cách có hiệu quả cao. Một yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý môi trường trong DN là đưa ra và thực hiện đầy đủ các thủ tục và giải quyết vấn đề môi trường một cách nhanh chóng (Quốc hội, 2014).
- Hệ thống văn bản, quy chế quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về quản lý nhà
nước về môi trường khu công nghiệp, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường
khu công nghiệp.
+ Chính phủ ban hành một số văn bản nhà nước về quản lý môi trường như: Luật Bảo vệ môi trường với 7 chương 55 điều đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua vào tháng 12/1993 trong đó
tập trung điều chỉnh các quan hệ liên quan đến phòng ngừa, ngăn chặn và khắc
phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
chính trong lĩnh vực môi trường, quy định cụ thể các hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về việc thu phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Hình sự sửa đổi trong đó có Chương XVII quy định 10 tội danh môi trường, hình thành cơ chế truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng đã được đưa vào các luật có liên quan như Luật Tài nguyên nước, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật thủy sản…tạo nên một hệ thống luật ngày càng thống nhất, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về môi trường
Các Sở, ban ngành có liên quan và các cấp quản lý KCN xây dựng, chỉ
đạo thực hiện chiến lược, chính sách quản lý môi trường đối với DN, kế
hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái nguồn nước, ô nhiễm môi trường... Áp dụng các hệ thống văn bản, quy định, chính sách của Chính phủ, UBND tỉnh đúng và yêu cầu các DN tuân thủ đúng.
2.1.4.3. Thực hiện quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp
- Xây dựng chiến lược bảo vệmôi trường
Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệmôi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.
Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.
- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sởxác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn vềmôi trường được thực hiện.
Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại (Quốc hội, 2004).
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường,dự báo diễnbiến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơsở SXKD.
- Cấp và thu hồigiấychứngnhậnđạt tiêu chuẩn môi trường. - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảovệ môi trường.
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đầu mối, công trình trên mạng lưới thoát nước; độ kín, lắng cặn tại các điểm đấu nối, hố ga và tuyến cống nhằm bảo đảm khảnăng hoạt động liên tục của hệ thống, đề xuất các biện pháp thay thế, sửa chữa, nạo vét, bảo trì và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước; định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường; thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thải bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định; đề xuất các phương án phát triển hệ thống thoát nước thải theo lưu vực (Trịnh Thị Minh Sâm, 2004)..
2.1.4.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý
vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ, chủđầu tư KCN đối với các doanh nghiệp về chấp hành các quy định về BVMT có vai trò quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, chống suy thoái ô nhiễm môi