Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp
2.1.2. Vị trí, vai trò của quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Được thể hiện trong việc chỉ đạo tổ chức BVMT và phân phối nguồn lợi chung giữa chủ thể quản lý tài sản và XH (Quốc hội, 2014). Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, môi trường luôn là một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn phát triển bền vững thì không thể không quan tâm đến bảo vệ môi trường. Để bảo vệ môi trường tốt thì nâng cao vai trò quản lý nhà nước luôn là một yếu tố sống còn của bất kỳ quốc gia nào. Ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi có Luật Bảo vệ môi trường, vị trí và vai trò của quản lý nhà nước về môi trường ngày càng được nâng cao, hiệu lực quản lý ngày càng tăng và đã góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trườngvà phát triển kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2014).
Nhu cầu tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các ngành nghề. Sản xuất càng tăng thì tài nguyên khai thác, sử dụng càng lớn và chất thải công nghiệp và sinh hoạt đổ vào môi trường càng tăng. Để giải
quyết mối quan hệ này không thể ngừng sản xuất đểgiữ gìn môi trường, hay khai
phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cũng đã giúp cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên dễ dàng hơn, nhưng cũng lại là nguyên nhân làm cho các nguồn tài nguyên không tái tạo ngày càng bị cạn kiệt. Việc khai thác tùy tiện tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường sống chính là những tác nhân hạn chế sự phát triển bền vững, là nguyên nhân dẫn tới các thảm họa về môi trường như hạn hán, lút bão…Chính vì vậy, Chính quyền các cấp, các ngành, người dân phải nhận thức được vai trò, vị trí của con người, môi trường, mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Nhận thức được vai trò quan trọng của con người đối với đời sống con người và đối với sự phát triển bền vững, Nhà nước sẽ có những chủ trương, chính sách phù hợp để kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội với quản lý và bảo vệ
môi trường (Quốc hội, 2014).
Giữa quản lý môi trường và bảo vệ môi trường có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mục tiêu của quản lý môi trường là nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, tạo ra sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường; còn bảo vệ môi trường sẽ tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đắc điểm dân cư của môi trường, mỗi địa phương mà hoạt động và mục tiêu quản lý môi trường có thể có nhiều cách khách nhau nhưng tất cả phải cùng tiến tới mục tiêu và
phát triển bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đã trở thành
nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Việc bảo vệ môi trường không thể chỉ được thực hiện ở các quốc gia riêng rẽ, mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải đoàn kết lại cùng nhau thực hiện công
tác quản lý môi trường(Quốc hội, 2014)
Sau hơn 10 năm thực hiện Luật bảo vệ môi trường, công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Kể từ năm 1994 đến nay hàng trăm các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường đã xây dựng và ban hành. Cùng với Luật bảo vệ môi trường, vấn đề môi trường cũng đã được đưa vào các
luật có liên quan như Bộ luật hình sự, Luật Tài nguyên nước, Luật bảo vệ và phát
triển rừng, Luật thủy sản…tạo nên một hệ thống ngày càng thống nhất, đồng bộ, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về môi trường (Quốc hội, 2014).
rõ: “Từ nay đến 2010, phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, biến đổi khí hậu bất lợi và tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh còn lại với môi trường. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu
về môi trường làm một tiêu chí quan trọng đánh giá các giả pháp phát triển”(Văn
kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG,2001.tr 164).
Như vậy, đi đôi với các hoạt động kinh tế, phát triển xã hội không thể không có các hoạt động quản lý của Nhà nước về môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ các yếu tố tiềm năng cho phát triển trong tương lai, phân phối
nguồn tàinguyên hợp lý cho các ngành kinh tế cho giai đoạn trước mắt và lâu dài
theo hướng bền vững. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt nam cần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn. Sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện có đủ nguồn lực để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong quá trình tiến vào nền kinh tế tri thức, kinh tế Việt Nam nên dần tạo ra nền sản xuất hoàng hóa ít dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà
chủ yếu dựa vào nguồn lực của con người, trí thức khoa học – công nghệ đảm bảo
cân bằng sinh thái. Điều này không những đảm bảo được hiệu quảkinh tế, nâng cao
sức cạnh tranh của hàng hóa mà còn thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để kết nối được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững thì cần phải có sự quản lý của Nhà nước về môi trường (Quốc hội, 2014).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã đưa ra mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần văn hóa, sự
bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hàihòa giữa con người
với tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng cho các thế hệ mai sau (Quốc hội, 2014).
Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc
thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và thu hẹp khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng
cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinhthần (Quốc hội, 2014).
Mục tiêu phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ
các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự
đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường (Quốc hội, 2014).