Định hướng quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệpPhú Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 95 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về mô

4.4.1. Định hướng quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệpPhú Hà

trong thời gian tới

4.4.1.1. Quan điểm đối với phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trên thực tế hiện nay việc bảo vệ môi trường ở nước ta chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết vấn đề môi trường. Bảo vệ môi trường phải trở thành một công cụ kinh tế quan trọng để điều tiết nền kinh tế, kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự công bằng xã hội thông qua việc kết hợp hài hòa các lợi ích. Vì vậy, phát triển bền vững về kinh tế phải gắn chặt chẽ với bảo vệ và cải thiện môi trường, coi đây là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.

Để phát huy những kết quả đã được, khắc phục những tồn tại trong thời gian tới, cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển bền vững.

Bảo vệ môi trường là quyền lợi vànghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình

và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên của ông cha ta.

Bảo vệ môi trường phải theophương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác

động xấu đến môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục sự cố,

suy thoái môi trường và bảo tồn thiên nhiên kết hợp giữa sự đầu tư của nhànước

với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết

hợp giữa công nghệ hiện đại và phương pháp truyền thống.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa

ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ của các

cực của các thành phần kinh tế và toàn thể nhân dân.

4.4.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về môi trường KCN

Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ những năm gần đây, BQL các KCN Phú Thọ căn cứ vào kết quả điều tra, thẩm định của ngành chức năng ban hành quyết định phê duyệt danh sách xử lý các DN ô nhiễm môi trường trong KCN. Sở Tài nguyên và Môi

trường phối hợp với các ngành liên quan, ban quản lý KCN thực hiện công tác

quản lý, giám sát hoạt động BVMT của các loại hình DN. Thường xuyên giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý các DN có vi phạm về BVMT.

Tiếp tục thực hiện tổ chức hướng dẫn thực hiện Luật bao vệ môi

trường, Luật Đa dạng sinh học từ cấpchính quyền đến địa phương. Tổ chức học

tập, quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cụ thể hóa các nội dung nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ môi trường. Tăng cường vai trò hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, tổ chức có hiệu quả các nội dung biện pháp bảo vệ môi trường.

Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải

thiện chất lượng môi trường, giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi

trường ở KCN, các làng nghề và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng song, ao hồ, kênh mương.

Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức độ cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.

Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập

kinh tế quốc tế, hạn chế ảnh hưởng xấu từ quá trình toàn cầu hoá đến môi trường

trong nước. Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự

giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

4.4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp Phú Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)