Công cụ, chủ thể tham gia quản lý Nhà nước về môi trường khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp

2.1.3. Công cụ, chủ thể tham gia quản lý Nhà nước về môi trường khu công

công nghiệp

2.1.3.1. Công cụ quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất.

Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng liên kết và

hỗ trợ lẫn nhau. Theo bản chất, có thể chia công cụ quản lý môi trường thành các loại cơ bản như sau:

- Công cụ luật pháp và chính sách

Đây là công cụ pháp lý trực tiếp dựa vào giám sát và cưỡng chế, được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ và sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thếgiới.

Nhà nước sử dụng công cụ này trong quản lý môi trường khu công nghiệp thông qua ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường, các chiến lược, chính sách quản lý, kế hoạch quản lý môi trường tại khu công nghiệp. Đây là tiền đề

quan trọng cho các công cụ quản lý khác, giúp hoạt động quản lý môi trường

đối với cụm công nghiệp của nhà nước được thực hiện hiệu quả Bộ Khoa học,

Công nghệ và Môi trường/Cục Môi trường (2001).

Công cụ pháp lý có khả năng quản lý chặt chẽ các tài nguyên quý hiếm và các chất thải độc hại thông qua các quy định mang tính cưỡng chế cao trong thực hiện. Công cụ này được coi là bình đẳng đối với mọi đối tượng do người gây ô nhiễm và người sử dụng tài nguyên môi trường đều phải tuân thủ những quy định chung. Tuy nhiên, nó đòi hỏi nguồn nhân lực và tài chính lớn để có thể giám sát được mọi khu vực, mọi hoạt động nhằm xác định khu vực bị ô nhiễm và các đối tượng gây ô nhiễm. Để bảo bảo hiệu quả quản lý, hệ thống pháp luật về môi

trường phải đảm bảo đầy đủ và có hiệu lực thực tế (Bộ Khoa học, Công nghệ

và Môi trường/Cục Môi trường, 2001).

- Công cụ kinh tế

Là công cụ nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của cá nhân và tổ chức hoạt động trong khu công nghiệp để tạo ra ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường khu công nghiệp. Công cụ

này được áp dụng dựa trên hai nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và

“người hưởng thụ phải trả tiền”. Ở từng địa phương cụ thể, tùy vào mức độ phát triển của địa phương và sự chặt chẽ của quy định pháp luật, công cụ kinh tế được xây dựng và áp dụng khác nhau.

Một số công cụ kinh tế được áp dụng trong quản lý môi trường khu công nghiệp là: Thuế tài nguyên, thuế/phí môi trường, ký quỹ môi trường, quỹ môi trường.

Công cụ này giúp khuyến khích người tiêu dùng không tiêu thụ sản phẩm

gây tổn hại môi trường, khuyến khích nhà sản xuất không sử dụng các đầu vào gây tổn hại môi trường và đầu tư vào các công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới. Đồng thời, nó giúp tạo nguồn tài chính để sử dụng vào các mục đích môi trường khác nhau như đầu tư cho bảo vệ môi trường, khuyến khích tuân thủ

pháp luật…Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả công cụ này, nhà nước phải có thể

chế pháp lý đủ mạnh cùng sự đảm bảo về năng lực của bộ máy cơ quan quản lý hành chính (Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).

- Công cụ kỹ thuật quản lý

lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bổ chất ô nhiễm trong môi trường để xử lý nhằm hạn chế những tác động tiêu cực với môi trường khu công nghiệp.

Các công cụ kỹ thuật quản lý môi trường khu công nghiệp bao gồm các đánh giá môi trường khu công nghiệp, kiểm toán môi trường, các hệ thống quan trắc môi trường, xử lý chất thải, tái chế chất thải khu công nghiệp. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về bảo vệ môi

trường(Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).

- Công cụ giáo dục, truyền thông môi trường

Các nhiệm vụ quản lý môi trường khu công nghiệp có được hoàn thành hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và nhận thức, ý thức của đơn vị tham gia cụm công nghiệp.

Giáo dục về môi trường đối với khối cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý môi trường khu công nghiệp là một quá trình thông qua các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, hoạt động đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường trung ương và địa phương.

Truyền thông về bảo vệ môi trường khu công nghiệp là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho các đơn vị tham gia khu công nghiệp hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và quá trình sản xuất, phát triển khu công nghiệp, cách tác động vào vấn đề có liên quan để giải quyết các vấn đề về môi trường do khu công nghiệp sinh ra.

Công tác giáo dục và truyền thông môi trường cần được tiến hành thường xuyên nhằm thay đổi nhận thức, thái độ về môi trường và quản lý môi trường khu công nghiệp đối với các đơn vị có liên quan. Chỉ khi có nhận thức, thái độ đúng đắn thì công tác quản lý môi trường khu công nghiệp mới có thể thực thi được

hiệu quả(Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).

2.1.3.2. Chủ thể tham gia quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp

Theo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường/Cục Môi trường (2000).

Đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách quản lý nước thải công nghiệp đó là các chủ thể trực tiếp tham gia thực hiện công tác quản lý

Nhà nước về môi trường khu công nghiệp bao gồm: Cơ quan cấp trung ương,

cơ quan cấp địa phương, chủ đầu tư KCN, các DN KCN, cộng đồng dân cư

- Cơ quan cấp trung ương: Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan giúp việc của chính phủ soạn thảo, ban hành các chính sách, công cụ quản lý môi trường nói chung và quản lý nước thải công nghiệp nói riêng. Mối liên kết dọc dưới Bộ là các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, Sở tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, phòng tài nguyên và môi trường cấp quận - huyện và cán bộ tài nguyên và môi trường cấp xã.

- Cơ quan cấp địa phương: Chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã là các đơn

vị cấp địa phương chịu trách nhiệm quản lý nước thải công nghiệp trên địa giới hành chính mà mình phụ trách. Đây là những đơn vị hỗ trợ sở TNMT, phòng TNMT triển khai thực hiện các các công cụ chính sách quản lý nước thải công nhiệp.

- Chủđầu tư KCN: là DN đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quản lý nước thải công nghiệp. Là đối tượng quản lý vì bản thân chủđầu tư SXKD, cung cấp các dịch vụtrong KCN có khai thác nước ngầm để sản xuất nước sạch cung cấp cho các DN KCN và cũng là đơn vị sử dụng nước sạch và xả thải ra môi trường; thu gom nguồn nước xả thải của các DN KCN về trạm XLNT để xửlý trước khi xảra môi trường. Là chủ thể quản lý do có trách nhiệm đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống XLNT nhằm xử lý nguồn xả nước thải; hướng dẫn kiểm tra kiểm soát tình hình chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với nước thải; kết hợp với cơ quan chức năng lấy mẫu nước thải, phân tích các thông số, hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải làm cơ sở tính phí XLNT đối với từng DN trong KCN. Nguồn thu từ phí dịch vụ XLNT dùng để duy trì quản lý vận hành hệ thống, tái đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ XLNT. - Các DN KCN: Trong quá trình SXKD các DN phát thải nước thải vào hệ

thống thoát nước của KCN và môi trường gây ô nhiễm môi trường. Các DN gồm

nhiều loại hình DN: DN nhà nước, DN tư nhân, DN FDI, DN liên doanh,…Các

DN thường quan tâm đến tăng trưởng trong ngắn hạn, tiết giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm hướng đến lợi nhuận tối đa, không quan tâm hoặc ít quan tâm đến công tác bảo vệmôi trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát thải bừa bãi vào môi trường hoặc né tránh sự quản lý của các chủ thể quản lý môi trường, không quan tâm đến lợi ích xã hội và phát triển bền vững.

- Cộng đồng dân cư sống liền kề KCN: là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các hoạt động SXKD của DN trong KCN. Vì nguồn phát thải nước thải công nghiệp không đạt tiêu chuẩn của các DN ra môi trường cộng đồng sinh sống

ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng dân cư liền kề KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 32)