Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường khu công
(Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp công nghiệp
2.1.5.1. Chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của nhà nước về môi trường khu công nghiệp
Hệ thống pháp luật đã bảo vệ môi trường bằng việc thể chế hóa các chính sách, kế hoạch của Đảng, nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường và quy định các phương tiện, biện pháp, nhân lực,... để đảm bảo thực hiện các chính sách, kế hoạch đó. Chính vì thế, pháp luật về bảo vệ môi trường đã trở thành một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, thời gian qua pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện, góp phần điểu chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực môi trường (Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).
Pháp luật quy định các quy tắc xử sự cho con người khi tác động đến môi trường: Pháp luật đã định hướng các hành vi con người theo hướng có lợi cho môi trường, đảm bảo các hành vi của con người không xâm hại tới môi trường,
hạn chế những tác hại, ngăn chặn suythoái và ô nhiễm môi trường
Pháp luật quy định các chế tài ràng buộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật để bảo vệ môi trường. Các chế tài đó không chỉ là biện pháp trừng phạt vi phạm pháp luật môi trường, ngăn ngừa, giáo dục cải tạo chủ thể vi phạm mà còn răn đe chủ thể khác để họ tự giác tuân theo các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, qua đó ngăn ngừa và hạn chế tác động xấu do con người gây ra cho môi trường.
Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường: Như ta đã biết, tất cả các lĩnh vực đời
là ngoại lệ. Hơn thế, bảo vệ môi trường còn là một hoạt động, nhiệm vụ phức tạp bởi môi trường là phạm vi rộng lớn và có kết cấu phức tạp nên rất cần có hệ thống tổ chức quản lý phù hợp, hiệu quả. Pháp luật đã có vai trò to lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động cho các tổ chức, cơ quan bảo vệ môi trường.
Việc ban hành các văn bản pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý để các cơ quan này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, đảm bảo hoàn thành tốt công tác quản lý Nhà nước đối với môi trường. Pháp luật cũng phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan, tránh việc quản lý chồng chéo, đồng thời tao ra sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan, nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về môi trường.
2.1.5.2. Trình độ cán bộ
Để quản lý môi trường tại khu công nghiệp cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan các cấp như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý dự án KCN, …
Những cán bộ quản lý môi trường các cấp chính là những người có vai trò quyết định đối với môi trường khu công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều cán bộ quản lý còn chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến tầm quan trọng của môi trường hoặc còn xem vấn đề môi trường là yếu tố gây cản trở với quá trình phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Môi trường quản lý khu công nghiệp sẽ không được quản lý tốt nếu bộ máy quản lý nhà nước về môi trường chưa hợp lý. Ngoài ra còn kể tới trình độ, năng lực, phẩm chất của nhân lực quản lý. Nếu đội ngũ này bị mua chuộc bởi lợi ích thì họ dễ dàng tiếp tay cho doanh nghiệp. Từ đó dẫn tới tình trạng doanh nghiệp phớt lờ quy định, ngang nhiên vi phạm các quy chuẩn môi trường để nhằm đạt mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Hậu quả tất yếu sẽ là môi trường tại khu công
nghiệp ngày càng ô nhiễm năng nề(Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).
2.1.5.3. Nhận thức nhà đầu tư
Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp ở nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối
quan hệ giữa hoạt động kinhdoanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường.
doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn sẽ không có bất
kỳmột hoạt động kinh tế nào xảy ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác
động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi trường; khả năng hồi phục
của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem lại…).
Các hoạt động của doanh nghiệp luôn tác động đến môi trường. Những tác
động này bao gồm cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Về mặt tác động tích cực:
- Hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các
hoạt động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải
quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát triển của công nghệ sinh học và
gia tăng thương mại các sản phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
- Việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.
Về mặt tác động tiêu cực:
- Hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, với các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một hệ quả tất yếu.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu
tố ảnh hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.
- Hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những chất thải độc hại(Trịnh Thị Minh Sâm, 2004).