Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp

2.2.2. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp ở

quyền các địa phương ở Việt Nam cần chủđộng hơn nữa trong công tác này. Vấn đề là ở tầm vĩ mô chính phủ phải có những quyết sách phù hợp để cho địa phương chủđộng hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn trong lĩnh vực quản lý ô nhiễm môi trường (Nguyễn Thế Chinh, 2012).

2.2.1.3. Kinh nghiệm ở Philippines

Quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp ở

Philippines được ban hành theo nghị quyết số 26 của BQL khu vực hồ Laguna và bắt đầu áp dụng từnăm 1996 đối với toàn bộcác cơ sở sản xuất có thải nước thải vào 21 con sông chảy vào hồ Laguna, bao gồm các cơ sở sản xuất ở 5 tỉnh quanh hồ Laguna của Philipines. Sau khi áp dụng quy định thu phí, lượng chất ô nhiễm (BOD) thải vào môi trường trong vùng đã giảm đi 13,29% vào năm 1988 (Dyah Wahyu Ermawati, 2000) và giảm đi 88% vào năm 1999 (Ken Rubin, 2000). Tổng lượng phí thu được trong 3 năm đầu là 34 triệu Peso. Với những tác dụng tích cực từ hệ thống thu phí bảo vệ môi trường của Cơ quan quản lý môi trường khu vực hồLaguna, năm 2003 quy định thu phí nước thải công nghiệp ở vùng hồ Laguna đã được sửa đổi bổ sung và đưa vào luật quản lý nguồn nước của Philippines và được áp dụng trên phạm vi toàn quốc (Nguyễn Ngọc Sinh, 2012).

Việc triển khai thu phí nước thải công nghiệp ở Philippines nhằm mục đích là hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và tạo nguồn thu cho quỹ môi trường trong vùng, qua đó triển khai các dựán, chương trình nhằm cải thiện hay hạn chế tình trạng suy thoái môi trường trong vùng

2.2.2. Kinh nghiệm về quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp ở Việt Nam Việt Nam

Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số

gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc trưng các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của các ngành công nghiệp thể hiện qua bảng 2.1.

Phòng kiểm soát ô nhiễm Và quản lý chất thải khác Phòng thẩm định và công nghệ môi trường Phòng chính sách và pháp chế Phòng bảo tồn thiên nhiên Phòng quan trắc và hiện trạng môi trường Phòng cơsở dữ liệu Thanh Tra Môi trường Phòng giáo dục đào tạo và thông tin môi trường Văn phòng cục

Sơđồ 2.1. Tổchứcbộ máy quản lý môi trườngcấp trung ương

Nguồn: BộTài nguyên và Môi Trường

Mức độ ô nhiễm nước ở các KCN, khu chế xuất, cụm côngnghiệp tập trung

rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái

Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang

thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực

thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sôngCầu; nước thải từ sản

xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/l, hàm lượng chất hữu cơ

cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…

Bộ KHCN&MT có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bảo vệmôi trường. Bộ KHCN&MT giao cho Cục Môi trường trực

Chính phủ

Các DN Các tổngcục, trung

tâm, vụ,viện và văn phòng khác

Bộ tài nguyên Môi trường

tiếp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường với các nội dung như: Tổ chức thẩm

định báo cáo ĐTM của các dựán đầu tư; Thẩm định các dự án xây dựng nhà máy

XLNT tập trung, trạm trung chuyển, lưu giữ và bãi chôn lấp chất thải nguy hại; Đề xuất việc điều chỉnh tiêu chuẩn thải cho phép; Tổ chức chỉ đạo xây dựng báo cáo thường niên về hiện trạng môi trường; Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền; Làm đầu mối quản lý, cung cấp thông tin hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ xử lý và quản lý môi trường; Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch tổng thể trong phạm vi cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệmôi trường…

Sở KHCN&MT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh/thành phốtrực thuộc Trung ương về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ KHCN&MT về chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách vĩ mô thực hiện nội dung công tác quản lý về bảo vệ môi trường ; Tổ chức việc xem xét cấp Phiếu xác nhận Bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và thẩmđịnh báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư theo phân cấp thẩm định tại Nghị định 175/NĐ-CP của Chính phủ và những quy định tại thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ KHCN&MT; Giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của Công ty phát triển hạ tầng KCN và các DN trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và trong suốt giai đoạnhoạt độngcủa KCN; Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn được giao hoặcchuyển đến các cơ quan có thẩm quyềnxử lý...

Ngày 9/8/2002, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra

Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT về việc ban hành Quy chế Bảo vệ

môi trường KCN. Quy chế bao gồm 10 Chương, 53 Điều,được áp dụng với tất cả các tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc nước ngoài khi thực hiện triển khai các hoạt động liên quan đến KCN ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và

giảm thiểu các hoạt động tiêu cực đến môi trường, sứckhỏe cộng đồng do

KCN gây ra.

Quy chế này quy định việc quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường các KCN, khu chế xuất và khu công nghệ cao nhằm bảo vệ môi trường bên trong và xung quanh KCN. Quy chế nêu rõ: Bảo vệ môi trường KCN là các

hoạt động nhằm giữ cho môi trường bên trong và xung quanh KCN được trong sạch, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do các hoạt động của KCN gây ra cho môi trường. Việc tổ chức quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường KCN phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam bao gồm từ lúc xét duyệt dự án đến giai đoạn thi công xây dựng và trong suốt quá trình hoạtđộngcủa KCN.

Quy chế quy định: KCN chỉ chính thức đi vào hoạt động khi có đủ các điều kiện đảm bảo môi trường như: Có quy hoạch chi tiết phân khu cụm công

nghiệp; Có hệ thống cấp điện, nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng theo từng

giai đoạn phát triển; Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt; Có trạm XLNT tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn xử lý xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng; Có địa điểm và phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường...

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý Nhà nước về môi trường khu công nghiệp Phú Hà

Những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tinh vi, gia tăng và diễn biến phức tạp gây ra

những tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế - xã hội của nhân

dân. Một số doanh nghiệp có hệ thống xử lý môi trường những vẫn cố tình vi phạm, lén lút xả thải ra môi trương bằng những thủ đoạn rất tinh vi như xây dựng hệ thống ngầm được ngụy trang bằng hệ thông đạt tiêu chuẩn, rất khó phát hiện, do đó Ban quản lý khu công nghiệp rút ra bài học như sau:

Thứ nhất, Cần đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, nâng

cao trách nhiệm của công dân, sự tham gia của các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ, cụ thể:

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục và thống nhất nhận thức chung về xã

hội hóa công tác bảo vệ môi trường;

- Mở rộng các hoạt động kinh doanh dịch vụ BVMT và cổ phần hóa các

doanh nghiệp.

- Điều chỉnh chính sách, nâng cấp các ưu đãi tài chính và tạo thuận lợi cao nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia xã hội hóa công tác BVMT;

- Thể chế hóa sự tham gia giám sát của xã hội và dân chủ hóa quá trình xã hội hóa đầu tư BVMT;

- Thực hiện phân phối công bằng các lợi ích thụ hưởng và các chi phí phải

gánh chịu cho mục đích BVMT;

- Lồng ghép giải quyết vấn đề môi trường với công tác xóa đói, giảm nghèo, gắn kết lợi ích công tác BVMT với lợi ích và mưu sinh hàng ngày của người dân, nhất là người nghèo;

- Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ, nhân viên làm công tác BVMT.

Thứ hai, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Cần xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên – Môi trường với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVMT, đồng thời cần thể hiện rõ sự phân công rõ ràng thì các bộ mới thấy rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động BVMT, từ đó lãnh đạo các bộ sẽ quan tâm đến việc dành nguồn nhân lực, vật lực cần thiết cho công tác BVMT. Đây cũng chính là cơ chế hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ về các vấn đề liên ngành như BVMT.

Thứ ba, cần áp dụng các công cụ kinh tế trong BVMT. Trong điều kiện kinh tế thị trường nếu chỉ áp dụng các biện pháp hành chính, cưỡng chế thì rất khó đưa ra các quy định của pháp luật BVMT vào cuộc sống. Vấn đề là phải để cho các doanh nghiệp thấy được và có được lợi ích trong việc thực hiện các biện pháp BVMT. Vì vậy, để đảm bảo tính khả thi của pháp luật BVMT, Nhà nước ta cần đặc biệt chú trọng đến các công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường, ký quỹ môi trường, nhãn sinh thái…. Từng bước thực hiện việc thu thuế, phí, ký quỹ BVMT, buộc bồi thường thiệt hại về môi trườn; áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động BVMT; khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyển nhượng, trao đổi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 52)