Khái quát tình hình về môi trường KCN Phú Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệpPhú Hà,

4.1.1. Khái quát tình hình về môi trường KCN Phú Hà

4.1.1.1. Sơ bộ về kết quả sản xuất công nghiệp của các DN trong KCN

Đến nay, KCN Phú Hà đã thu hút hơn 100 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký gần 2.000 tỷ đồng, các DN đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động, doanh thu trung bình của toàn khu đạt 2.000 tỷ đồng/năm. Sản xuất công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tăng GDP và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, khi các KCN hình thành đã giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ tại địa phương mà còn ở các vùng khác. KCN Phú Hà cũng đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp ở của tỉnh Phú Thọ. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tính theo giá cố định năm 2014 giá trị đạt 341,86 tỷ đồng đến năm 2016 giá trị sản xuất đạt 423,64 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn 2014 - 2016 đạt 3,77%.

Xét về sự dịch chuyển cơ cấu giữa các nhóm ngành nghề thì nhóm ngành sản xuất, lắp ráp điện tử và cơ khí có tỷ trọng giá trị lớn nhất và có xu thế tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 nhóm ngành này đạt 138,56 tỷ đồng chiếm

40,53% nhưng đến năm 2016 tỷ trọng nhóm ngành này chỉ còn là 38,46% với giá

trị là 160,25 tỷ đồng. Hai nhóm ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm

và ngành sản xuất tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng về cơ cấu khá mạnh. Năm

2014 nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm chiếm 15,45% tương đương với

giá trị là 52,81 tỷ đồng, năm 2015 giá trị sản xuất của ngành này đạt 60,43 tỷ

đồng nhưng đến năm 2016 đã chiếm đến 17,19% tương đương với 71,63 tỷ đồng.

Đối với ngànhsản xuất tiêu dùng thì năm 2014 chiếm 7,5% tương đương với giá

trị là 25,64 tỷ đồng thì đến năm 2016 chiếm 8,3% tương ứng với giá trị 34,58 tỷ

đồng. Cụ thể cơ cấu và giá trị các nhóm ngành từ năm 2014 đến năm 2016 được

Bảng 4.1: Giá trị sản xuất công nghiệp của các DN trong KCN Phú Hà

Lĩnh vực

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân

2016/2014 Giá trị (Tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) cấu (%) Giá trị (Tỷ đồng) cấu (%) (+/-) (%) Sản xuất, chế biến thực phẩm 52,81 15,45 60,43 15,51 71,63 17,19 18,82 16,46 Sản xuất linh kiện

điện tử, điện 94,02 27,50 114,14 29,30 115,01 27,60 20,99 10,60 Sản xuất, lắp ráp điện tử, cơ khí 138,56 40,53 147,82 37,94 160,25 38,46 21,69 7,54 Sản xuất hàng tiêu dùng 25,64 7,50 29,97 7,70 34,58 8,30 8,94 16,13 Khác 30,83 9,02 37,21 9,55 35,17 8,45 4,34 6,81 Tổng 341,86 100 389,57 100 416,64 100 74,78 10,40 Nguồn: Ban Quản lý dự án khu công nghiệp Phú Hà (2014-2016) Năm 2016, trong các nhóm ngành nghề cơ bản tại địa bàn thì ngành sản xuất, lắp ráp điện tử cơ khí vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 38,46% mặc dù có xu

thế giảm về tỷ trọng nhưng vẫn tăng về giá trị sản xuất. Nhóm ngành chiếm tỷ

trọng lớn thứ 2 là sản xuất linh kiện điện tử, điện với gần 27,6%. Nhóm ngành chiếm tỷ trọng nhỏ trong giai đoạn 2014 - 2016 là ngành sản xuất hàng tiêu dùng chiếm 8,30%. Các ngành công nghiệp khác như dệt may, gia công sắt thép… mặc dù sử dụng nhiều nhân công nhưng giá trị sản xuất cũng chỉ

chiếm 8,45%.

4.1.1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường tại KCN

Các DN đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong các KCN các DN sẽ đầu tư mở rộng để tăng qui mô sản xuất. Đây chính là cơ hội để Phú Thọ có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện và hội nhập được với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra. Các loại ô nhiễm mà các KCN gây ra cho môi trường chính là ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Quy hoạch phát triển và vận hành các KCN mà không có sự quan tâm đặc biệt đến môi trường đã và đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều khu vực. Trong khi đó hiện nay hầu hết các công nghệ, phương pháp xử lý chất thải

nguy hại tại các KCN đang áp dụng còn chưa thật an toàn, hoạt động giám sát và cưỡng chế áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, các cơ sở vận chuyển và xử lý chất thải hiện tại còn rất yếu kém.

Ngày 25/6/2002, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành

quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam

về môi trường bắt buộc các DN áp dụng. Quyết định này đã ban hành một hệ thống các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến chất lượng nước, chất lượng không khí, tiếng ồn, chất lượng đất và rung động. Riêng đối với tiêu chuẩn về chất lượng nước, Quyết định này ban hành 15 bộ tiêu chuẩn (phụ lục 1).

Tiếp theo đó là bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp: QCVN 24: 2009/BTNMT và QCVN 40: 2011/BTNMT do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành.

Đối với các DN trong KCN thì bộ tiêu chuẩn liên quan trực tiếp tới DN là tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào các khu vực nước sông, nước hồ, nước biển dùng cho các mục đích khác nhau. Trong số các bộ tiêu chuẩn thì QCVN 40:2011/BTNMT là bộ tiêu chuẩn quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định có thể xả thải vào các vực nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các

chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng các giá trị quy định mớiđược đổ vào các vực

nước dùng cho các mục đích giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản, trồng trọt...; Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần không vượt quá giá trị quy định chỉ được phép đổ vào các nơi được quy định. Nước thải công nghiệp có giá trị thông số và nồng độ các chất thành

phần quá lớn thì không được phép thải ra môi trường….

Đối với nước thải ở KCN Phú Hà chủ yếu là nước thải sử dụng qua quá

trình xử lý nguyên liệu đầu vào của sản xuất sản phẩm... Do đó nước thải có

thành phần, nồng độ ô nhiễmđadạng.

Thành phần nước thải của các KCN và CCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh

dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại

nặng. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước thải trước tháng 10 năm 2016 của T rung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Phú Thọ cho thấy thải

lượng tại KCN Phú Hà khoảng 3.000 m3/ngày đêm. So với QCVN 40:2011/BTNMT cột B về nước thải thì nước thải tại KCN Phú Hà có đặc trưng là: Tổng chất rắn lơ lửng (TTS) cao hơn 3 lần; hàm lượng Oxy hoá học (COD) cao đến 5,4 lần; hàm lượng Oxy sinh học cao hơn 2,5 lần;hàm lượng chì cao hơn từ 2 đến 7 lần nguồnthải.

Hiện nay, BQL các KCN Phú Thọđã tiến hành điều tra tổng thể chất thải

tại KCN Phú Hà. Kết quả cho thấy năm 2014 chất thải công nghiệp là 453,5 tấn/tháng và 156,42 m3, chất thải nguy hại 559 kg/tháng và 1.000 lít dầu thải các loại; chất thải sinh hoạt 288,8 tấn/tháng và 196,62 m3/tháng. Đến năm 2016, theo DN thống kê thì chất thải công nghiệp còn giá trị thương mại 1.614 kg/ngày; chất

thải công nghiệp không còn giá trị thương mại 9.364,5 kg/ngày; chất thải nguy

hại 214,5 kg/ngày và chất thải sinh hoạt 805 kg/ngày. Hầu hết các chất thải đã

hết giá trị thương mại trong các KCN được công ty môi trường Phú Thọ ký hợp

đồng vận chuyển đem chôn lấp. Riêng nước thải công nghiệp ở KCN Phú Hà,

trước tháng 8/2012 đều do các DN tự xử lý và thải ra ngoài. Vì vậy có những thời

điểm gây nhiều bức xúc đối với người dân xung quanh KCN.

Ô nhiễm nước mặt do nước thải công nghiệp:

Những nơi tiếp nhận nước thải KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn nước không thể sử dụng được do bất lý mục đích nào. Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở các hạ lưu của các con sông mà lan tới cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Kết quả quan trắc chất lượng nước ở lưu vực sông Đuống cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư trong lưu vực, những khu vực chịu tác động

của nước thải KCN làm cho chất lượng nước sông bị suy giảm mạnh,nhiều chỉ

tiêu BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần.

Các KCN đã mang lại nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định cho

người dân nhưng ngược lại, cũng làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp và

ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)