Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Đặc điểm của khu công nghiệpPhú Hà

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Là thông tin có sẵn đã được tổng hợp và công bố trước đó, thông tin thứ cấp làm cơ sở phục vụcho đề tài nghiên cứu:

- Các thông tin và số liệu về tình hình kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong KCN, số lượng các DN nước thải công nghiệp trên địa bàn, hệ thống tổ chức thực thi các quy định pháp luật môi trường, tình hình sản xuất công nghiệp, lao động, vốn đầu tư; các nguồn lực phục vụ công tác quản lý nước thải công nghiệp.

- Các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên môi trường; công tác quản lý nước thải công nghiệp.

- Thu thập qua các kết quả nghiên cứu, sách báo, tạp chí, các báo cáo của trung ương, địa phương và các website liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Các báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, BQL các KCN, Chủ đầu tư và các phòng TNMT cấp huyện của tỉnh Phú Thọ.

3.2.2.2.Thu thập thông tin sơ cấp

Là thông tin thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát theo phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ DN, người lao động, người dân, các cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ DN, cán bộ của chủ đầu tư chuyên trách về công tác quản lý

môi trường khu công nghiêp. Đây là phương pháp chủ yếu xác định thực trạng

công tác quản lý môi trường khu công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, thấy được những khó khăn, hạn chế và có giải pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý nước môi trường khu công nghiệp.

a. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Căn cứ phạm vi nghiên cứu, tôi tiến hành chọn đại diện điển hình để tiến

hành điều tra bằng phiếu đã xây dựng trước. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, điều tra 15 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường (Phòng quản lý môi trường, cán bộ làm công tác thuế, quản lý doanh nghiệp trong KCN, chính quyền xã) và 30 doanh nghiệp trong KCN để thu thập các ý kiến đánh giá về công tác quản lý môi trường khu công nghiệp trên địa bàn.

- Phỏng vấn KIP: đây là phương pháp tham vấn hay phỏng vấn các

chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra lại các thông tin mà các DN cung cấp có đúng với thực tế hay không.

- Sử dụng phỏng vấn nhanh các đối tượng như: cán bộ làm công tác quản

lý KCN và quản lý môi trường. Mục đích là trao đổi, tham khảo ý kiến để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý nước thải trong KCN.

b. Nội dung câu hỏi điều tra, phỏng vấn

- Đối với DN:

+ Những thông tin cơ bản về DN

+ Tình hình quản lý môi trường của DN

+ Tình hình chấp hành các quy định quản lý môi trườngcủa KCN.

- Đối với các cán bộ quản lý môi trường trong KCN:

+ Thu thập ý kiến đánh giá về tính hợp lý, bất hợp lý trong các quy định về quản lý môi trường khu công nghiệp

+ Số lượng cán bộ chuyên trách công tác quản lý môi trường khu công nghiệptrên địa bàn

+ Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về công tác quản lý môi trường, tình

hình chấp hành các quy định về quản lý môi trườngcủa DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường tại khu công nghiệp phú hà, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 63)