Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng nhu cầu thamgia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh
4.1.3. Tình hình bảo hiểm nông nghiệp của huyện huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh
tỉnh Bình Thuận
Hiện nay, thị trường bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm cho cây thanh long nói riêng của huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có thể nói rằng chưa có dấu hiệu hình thành và phát triển. Theo số liệu điều tra năm 2018 thì 100% các hộ dân trồng thanh long chưa tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp. Việc hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là từ các quỹ dự phòng còn quá nhỏ bé dành cho nông nghiệp.
Quỹ ngân sách dự phòng rủi ro: quỹ này do ngân sách xã, huyện tự trích và gây quỹ từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm. Chiếm khoảng 2% nguồn ngân sách hàng năm, số tiền này chủ yếu được sử dụng để hỗ trợ người dân khi có rủi ro xảy ra. Không có bất kỳ căn cứ nào trong việc sử dụng nguồn quỹ hỗ trợ này phù hợp với nhu cầu của người dân khi rủi ro xảy ra, thường do các cơ quan chức năng liên quan tự đề ra các mức hỗ trợ ít ỏi.
Quỹ phòng chống thiên tai, lũ lụt: Quỹ được thu từ tiền lương của các cán bộ công chức hay các lao động trong doanh nghiệp với mức đóng góp là 1 ngày lương, người lao động khác đóng với mức giá 15.000 đồng. Trích 5% quỹ dùng chi trả cho cán bộ thu quỹ, số còn lại chia làm 60% nộp cho tỉnh và 40% nộp cho huyện. Quỹ này được huyện phân phối đến cấp xã hàng năm để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp và giảm nhẹ thiên tai từ bão, lũ lụt, hạn hán cũng như các hoạt động phục hồi sau khi thiên tai xảy ra.