Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Một số giải pháp thúc đẩy nhu cầu thamgia bảo hiểm nông nghiệp cho các
4.3.1. Định hướng phát triển sản xuất thanh long của huyện Hàm Thuận Nam,
4.3.1. Định hướng phát triển sản xuất thanh long của huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Nông nghiệp là lĩnh vực thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thiên tai, dịch hại nhưng thu nhập của người dân chưa cao, sự hiểu biết của người dân về bảo hiểm nông nghiệp còn hạn chế. Hơn nữa, nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại song song nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa điều đó khiến ngành nông nghiệp chưa phát huy được những thế mạnh sẵn có, dẫn đến hiệu quả bảo hiểm chưa cao làm cho lĩnh vực dịch bảo hiểm nông nghiệp của huyện chưa phát triển mạnh.
Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam mặc dù đã được triển khai khá đồng bộ và quyết liệt từ 2011, các cơ chế chính sách đã ban hành thực hiện khá đầy đủ, tạo điều kiện cơ sở để các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức triển khai thực hiện nhưng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam vẫn bộc lộ không ít những khó khăn, hạn chế nên theo dõi sát sao quá trình thực thi BHNN để kịp thời đưa ra các chính sách, cơ chế, nghị định… để người dân có thể tham gia BHNN.
BHNN hay bảo hiểm cho cây thanh long vẫn là vấn đề mới, cho nên không chỉ với nông dân mà ngay cả cán bộ liên quan ở các cấp cũng chưa hiểu một cách thấu đáo. Do vậy, chúng ta phải thông tin một cách đầy đủ với nhiều hình thức. Trước hết với các tỉnh được chỉ thị thực hiện chính sách bảo hiểm này, phải thành lập ban chỉ đạo, tổ chức công tác từ cấp tỉnh, huyện, xã và đội ngũ này phải được huấn luyện kỹ để có thể tổ chức hướng dẫn lại cho người dân.
Đối với người dân, phải thông tin đầy đủ thế nào là BHNN, bảo hiểm cho cây thanh long tại sao nên tham gia, đối tượng nào được tham gia, bên cơ quan bảo hiêm trực tiếp giúp thực hiện bảo hiểm cho cây thanh long, thủ tục ra sao, cơ quan nào tư vấn giúp đỡ, để được bảo hiểm bồi thường thì phải làm sao, khi sự cố xảy ra báo cho ai, ai giải quyết. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân dễ dàng tiếp cận với bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long, nghành BH
cũng đã thiết kế sản phẩm BH cho cây thanh long phục vụ cho tất cả các đối tượng, từ người nghèo tới cận nghèo và tới các hộ trồng thanh long, các tổ chức sản xuất nông nghiệp. Bảo hiểm được triển khai tới tận thôn xã. Do vậy, người dân có thể yên tâm nếu xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi thường kịp thời và trong các quy định của luật pháp. Khi hồ sơ bồi thường đã đầy đủ thì trong 15 ngày, sẽ thanh toán tiền bồi thường cho người dân.
Đồng thời, Bộ NN và PTNT cần đưa ra một quy trình hướng dẫn sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi được đưa vào bảo hiểm. Các ban chỉ đạo các tỉnh, huyện, xã, thực hiện thí điểm sẽ tổ chức tập huấn kỹ cho người dân về quy trình sản xuất đó.
Hiện nay, thanh long Việt Nam dù được xuất khẩu sang một số thị trường khó tính nhưng tiêu thụ chủ yếu vẫn là Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên đầu ra thanh long bấp bênh, rủi ro cao. Vả lại, khi phát triển thanh long với qui mô lớn thì nhu cầu về điện để xông đèn tăng nhưng do trồng ngoài quy hoạch nên chắc chắn nguồn điện không đáp ứng được nhu cầu sử dụng dẫn đến năng suất thanh long không cao. Nhiều chuyên gia trong xuất khẩu thanh long cho biết, thời gian qua thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc không đòi hỏi yêu cầu gì về chất lượng và nông dân ỷ lại vào thị trường này nên Trung Quốc không tiêu thụ nữa dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, giá giảm. Đối với những thị trường khác, thanh long muốn xuất khẩu được phải sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… nhưng nông dân sản xuất nhỏ lẻ không làm nổi. Hơn nữa, thanh long đòi hỏi phải được chiếu xạ, tuy nhiên số lượng máy chiếu xạ hiện nay còn hạn chế, công suất chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất. Do đó, để cây thanh long phát triển bền vững trong thời gian tới, nông dân cần liên kết với nhau thành các Tổ hợp tác hay Hợp tác xã dưới sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp để thực hiện sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ của các ban ngành trong công tác dự báo thị trường và xúc tiến thương mại tìm đầu ra và xây dựng thương hiệu cho trái thanh long. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch (máy chiếu xạ) để phục vụ cho công tác xuất khẩu thanh long sang các thị trường khó tính.