Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận (Trang 53)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, tiến hành chọn mẫu nghiên cứu trong phạm vi 4 xã Hàm Mỹ, Hàm Minh, Hàm Thạnh, Hàm Cường. Đây là 4 xã có diện tích trồng thanh long nhiều nhất và các hộ trồng thanh long thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của khô hạn và sâu bệnh. Hiện nay huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có 3 loại thanh long là thanh long ruột đỏ, thanh long ruột tím hồng, thanh long ruột trắng. Quy mô của hai loại thanh long ruột đỏ và thanh long ruột tím hồng còn nhỏ do đó chúng tôi tập trung nghiên cứu vào các hộ trồng thanh long ruột trắng.

Đề tài tiến hành khảo sát 261 hộ chia làm các hộ theo quy mô ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Số hộ điều tra

(hộ) (n=261)

Cơ cấu (%)

1 Quy mô nhỏ Nhỏ hơn 2 ha 90 34,48

2 Quy mô vừa Từ 2 đến 4 ha 88 33,71

3 Quy mô lớn Lớn hơn 4 ha 83 31,82

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

* Thông tin thu thập:

Tổng quan tài liệu nghiên cứu: cơ sở lý luận, cơ sở khoa học, thực tiễn của đề tài. đặc điểm tình hình chung của huyện: vị trí địa lý, đất đai, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân số, lao động, tình hình sản xuất kinh doanh của huyện từ năm

2015 đến năm 2017. Số liệu về tình hình tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long của các hộ nông dân trong những năm gần đây.

* Nguồn thu thập:

Thu thập qua sách, báo, tạp chí, các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu. Luật bảo hiểm, các Quyết định, Thông tư hướng dẫn … từ Bộ tài chính, Vụ chính sách, Vụ Bảo hiểm.

Báo cáo của phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, báo cáo của phòng TN&MT huyện, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Hàm Thuận Nam.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra có sẵn. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài. Khi thu thập thông tin đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

(1) Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi

Nghiên cứu dự kiến tiến hành phỏng vấn trực tiếp những hộ nông dân (có thể) về nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về thu nhập, số người sẽ tham gia, trình độ… Mặt khác, nghiên cứu tập trung điều tra mức sẵn lòng chi trả và nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long của các hộ nông dân như sau:

Đầu tiên chúng tôi phải hỏi người nông dân ở đây có biết đến BHNN cho cây thanh long, đã từng nghe lần nào chưa? Họ có đồng ý tham gia BHNN cho cây thanh long không?

Nếu trả lời “Có” các hộ sẽ tiếp tục được hỏi về kinh phí mà họ sẵn lòng chi trả và nhu cầu của họ về BHNN cho cây thanh long như thế nào?

Nếu trả lời “Không” sẽ được hỏi tại sao mà hộ không bằng lòng tham gia BHNN cho cây thanh long, những khó khăn mà họ gặp phải là gì?

Ngoài ra nghiên cứu còn tham khảo ý kiến của những người am hiểu trong địa phương như các cán bộ Hợp tác xã, các cán bộ quản lý địa phương. Có thể thông qua phiếu điều tra “Có” hoặc “Không” có nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long. Họ có mong muốn gì, những khó khăn gì còn gặp phải tại địa phương khi tham gia.

(2) Phương pháp chuyên gia (KIP)

Nghiên cứu tham khảo ý kiến một số cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô,… và các lĩnh vực liên quan để làm đề tài này.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Nguồn số liệu sau khi đã thu thập được chúng tôi sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính toán các chỉ tiêu thống kê mô tả đặc trưng của từng nhóm.

Số liệu được xử lí trên phần mềm Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp tạo dựng thị trường (CVM)

a. Cơ sở của phương pháp tạo dựng thị trường

Để tìm hiểu khả năng sẵn lòng chi trả của nông dân (WTP) về sự thay đổi của chính sách BHNN. Phương pháp CVM sử dụng kỹ thuật điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người được phỏng vấn. Tại những nơi mà không có giá của thị trường, chúng ta có thể thành lập, xây dựng một thị trường nhằm tìm ra khoản người tiêu dùng sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc bằng lòng chấp nhận (WTA). Phương pháp này thường áp dụng nhất là phỏng vấn các gia đình hoặc cá nhân tại một số địa điểm. Các hộ nông dân trong mẫu điều tra được coi là tác nhân tham gia thị trường. Các hộ nông dân trước tiên được giới thiệu, mô tả để hiểu rõ về lợi ích khi tham gia BHNN. Sau đó sẽ được hỏi về mức sẵn lòng trả khi tham gia BHNN. Mức WTP là thước đo thỏa mãn khi sử dụng BHNN. Sau khi hỏi được mức WTP thì có thể tính toán được giá trị trung bình của những người tham gia phỏng vấn và nhân nó với tổng số người thụ hưởng tài sản để có thể tính được tổng giá trị ước tính. Nó có một số đặc điểm như: quan tâm tới điều kiện giả định hoặc giả sử, thường giải quyết với hàng hóa công cộng, CVM có thể áp dụng cho cả giá trị. Mức sẵn lòng chi trả của người được điều tra có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hoặc các biến khác nhau (Nguyễn Văn Song, 2011).

b. Trình tự áp dụng các bước của CVM

Mẫu điều tra từ tổng thể được phỏng vấn đánh giá hàng hoá hoặc chất lượng tài nguyên, những người được điều tra này cung cấp cho các nhà phân tích ước tính số lượng bằng lòng trả (WTP) của người được điều tra cho loại hàng hoá hoặc chất lượng tài nguyên liên quan và cuối cùng lượng bằng lòng trả này được

ước tính cho toàn bộ tổng thể mẫu. Sử dụng phương pháp qua 6 bước:

Bước 1: Chọn kỹ thuật phỏng vấn (thư, điện thoại, phỏng vấn trực tiếp). Bước 2: Thiết kế câu hỏi phỏng vấn.

Bước 3: Chọn tiến trình, cách thể hiện câu hỏi. Bước 4: Phân tích số liệu.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá độ chính xác của kết quả. Bước 6: Dựa vào kết quả tìm được để suy luận, đề nghị. Đề tài chúng tôi tiến hành thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Lựa chọn kĩ thuật phỏng vấn

Trước khi quá trình điều tra được tiến hành, cần lựa chọn phương pháp điều tra, kỹ thuật phỏng vấn bằng cách nào để thu được dung lượng số liệu nhiều nhất, chính xác nhất và ít phải sửa chữa nhất. Có 3 cách chính để tiến hành phỏng vấn điều tra: Có thể phỏng vấn thông qua thư, thông qua điện thoại, hai phương pháp này ít tốn kém nhưng thường không chính xác và không đầy đủ do người trả lời câu hỏi thường trả lời không đủ, không theo ý tưởng của câu hỏi hoặc trả lời không chính xác do không có người điều tra hướng dẫn cách trả lời và mô tả hàng hóa, dịch vụ môi trường trong thị trường giả định. Do đó đề tài được tiến hành điều tra theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp để mang tính khách quan cao.

Bước 2: Thiết kế câu hỏi điều tra

Đây là một bước rất quan trọng quyết định chất lượng của nghiên cứu. Người phỏng và thiết kế câu hỏi phải thiết kế câu hỏi làm sao cho người được phỏng vấn biết được một cách cụ thể (càng cụ thể, rõ ràng...) về hàng hóa, dịch vụ mà mình sẽ “mua” trong tương lai. Có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị để đảm bảo rằng người được phỏng vấn biết rõ, biết chắc chắn về những vấn đề mà mình mua và mình bán.

Trước tiên nghiên cứu giới thiệu một vài thông tin về nội dung BHNN và mục đích cuộc phỏng vấn tới các đối tượng được phỏng vấn để giúp họ hiểu rõ các vấn đề. Trong quá trình điều tra có thu thập các thông tin về gia đình, bản thân người được phỏng vấn như trình độ văn hóa, thu nhập, trình độ nhận thức, kinh nghiệm liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu.

Trong phiếu điều tra có thiết kế các câu hỏi mong muốn của đối tượng điều tra về phương thức đánh giá thiệt hại, phương thức trả tiền bồi thường thông qua hình thức nào, mong muốn thời hạn sử dụng BHNN trong bao lâu?

Phần hai của câu hỏi phỏng vấn thể hiện các mức giá BHNN và mức bồi thường tương đương với các mức giá tương ứng đó để đối tượng điều tra có nhu cầu theo mức BHNN nào.

Bước 3: Các kỹ thuật thể hiện câu hỏi

Trong quá trình điều tra, kỹ thuật thể hiện câu hỏi có nhiều cách nhưng hầu hết các phương pháp đều dựa vào sự thể hiện mức bằng lòng trả của người tham gia cho một sự cải thiện chất lượng dịch vụ hoặc bằng lòng chấp nhận cho sự đền bù chất lượng dich vụ giảm đi.

Người được phỏng vấn được hỏi hoặc họ có bằng lòng trả một lượng lớn nhất hoặc bằng lòng chấp nhận một lượng đền bù nhỏ nhất cho sự thay đổi chất lượng tài nguyên và môi trường nhất định nào đó.

Đề tài tiến hành thể hiện thông qua phiếu điều tra đưa ra các mức đóng bảo hiểm tương ứng với mức được đền bù cho người được phỏng vấn lựa chọn tại bảng 3.3 và bảng 3.4:

Bảng 3.5. Mức giá BHNN về giá hộ có thể tham gia

TT Mức đóng (đồng/ ha) Mức bồi thường tương ứng (%)

1 Nhỏ hơn 10.000.000 20-40

2 Từ 10.000.000 đến 20.000.000 40-60 3 20.000.000 đến 30.000.000 60-80

4 Trên 30.000.000 Dưới 100

Đối với mức giá BHNN về sản lượng hộ có thể tham gia được xem xét tại các mức như sau:

Bảng 3.6. Mức giá BHNN về sản lượng hộ có thể tham gia

TT Mức đóng (đồng/ ha) Mức bồi thường tương ứng (%)

1 Nhỏ hơn 20.000.000 20-40

2 Từ 20.000.000 đến 30.000.000 40-60 3 30.000.000 đến 40.000.000 60-80

Bước 4: Phân tích số liệu

Phân tích số liệu của phương pháp CVM bao gồm 3 mức độ phân tích dữ liệu điều tra được đó là:

(1) Xác định rõ phân phối tần suất và sự liên quan của phạm vi, mức độ của mức bằng lòng trả khác nhau tới số lượng người trả lời chúng.

(2) Lồng gép sự phân tích của mức bằng lòng trả với các đặc điểm kinh tế xã hội và các đặc điểm, các yếu tố liên quan tới người được phỏng vấn.

(3) Sử dụng đa dạng các kỹ thuật thống kê nhằm phân tích mối tương quan giữa sự trả lời của người được phỏng vấn và các đặc điểm kinh tế, xã hội của họ.

Bước 5: Kiểm tra độ chính xác

Mức độ và khả năng thực tế của số liệu và phương pháp điều tra có thể được kiểm định như sau:

Kiểm định nội bộ dựa trên thiết kế nghiên cứu. Các vấn đề chi tiết có thể được thay đổi khi chia các mẫu nhỏ ra để xem xét hoặc kiểm định một cách có hệ thống. Những vấn đề chi tiết cần thiết phải được kiểm tra như: điểm khởi đầu đối với mức bằng lòng trả; tiến trình thể hiện của sự bằng lòng trả, đặc biệt là phương pháp mở đầu và kết thúc (opened –ended) với phương pháp yes/no; ảnh hưởng của thời gian tới quá trình suy nghĩ của người được phỏng vấn; Trình tự thể hiện câu hỏi; và số lượng của thông tin cung cấp cho người được phỏng vấn.

Bước 6: Dựa vào kết quả phân tích đưa ra các đề nghị và giải pháp

Căn cứ vào các kết quả phân tích và tính toán, chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm định hướng cho việc đưa BHNN đối với cây thanh long đối với các hộ trồng thanh long một cách hiệu quả và hợp lý.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề. Để phân tích các thông tin có được đề tài dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích nhu cầu tham gia bảo hiểm của nông dân để thấy được rõ hơn thực trạng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ nông dân.

3.2.4.3. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:

So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng. Đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu, sự hiểu biết, thực trạng tham gia bảo hiểm của người nông dân để thấy được sự khác nhau, yếu tố nào quyết định đến việc tham gia hay không tham gia bảo hiểm, thấy được nguyên nhân người nông dân không hay chưa tham gia loại hình BHNN.

3.2.4.4. Phương pháp toán học

- Mức WTP bình quân các hộ gia đình được phỏng vấn tính theo công thức:

=

Trong đó:

k là chỉ số các mức wtp, n = 261

: Mức wtp trung bình của các hộ gia đình wtpk: Mức wtp thứ k

nk: Số hộ gia đình tương ứng với mức wtpk

Đối với hộ dân trả lời “không đồng ý sẵn lòng chi trả”, không có nhu cầu, mức sẵn lòng chi trả của họ được giả định là bằng 0.

- Sử dụng hàm hổi quy logistic binary nhị nguyên:

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố giúp ta nhận biết được nhân tố nào ảnh hưởng nhiểu nhất, nhân tố nào không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia của hộ dân trồng thanh long. Từ đó ta có thể nhận xét đánh giá mô hình trên và đưa ra những kiến nghị đề xuất về mặt chính sách cho vấn để bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long trong địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.7. Mô tả các biến trong mô hình logit nhị nguyên

Tên biến Mô tả

Y Nhu cầu tham gia BHNN của các hộ nông dân trồng thanh long Y = 1, nếu có tham gia

Y = 0, nếu không tham gia X1 Quy mô sản xuất

X2 Trình độ của chủ hộ X3 Độ tuổi của chủ hộ X4 Thu nhập của hộ/ha β0, β1, β2, β3, β4 các tham số

μ Sai số ngẫu nhiên

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế xã hội và tình hình sản xuất

- Chỉ tiêu về diện tích đất đai, phân loại đất đai.

- Chỉ tiêu về dân số, lao động, cơ cấu nhân khẩu trong địa bàn nghiên cứu. - Chỉ tiêu về tình hình sản xuất, cơ cấu kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế, chi phí đầu tư, thu nhập bình quân của một người dân trong khu vực nghiên cứu được thu thập từ phòng thống kê của huyện.

- Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng như đường giao thông, số cơ sở y tế, giáo dục của khu vực nghiên cứu.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nhu cầu tham gia BHNN của các hộ nông dân

- Tỷ lệ người nông dân có hiểu biết về chính sách BHNN. - Tỷ lệ người nông dân có nhu cầu tham gia BHNN. - Tỷ lệ người sẵn lòng chi trả và không sẵn lòng chi trả.

- Mức sẵn lòng chi trả bình quân của nông dân khi tham gia BHNN.

3.2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu liên quan đến các hộ được điều tra

- Tuổi chủ hộ, giới tính. - Trình độ văn hóa.

- Lao động bình quân / hộ. - Diện tích trồng thanh long (ha). - Số vụ sản xuất trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)