Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Một số giải pháp thúc đẩy nhu cầu thamgia bảo hiểm nông nghiệp cho các
4.3.2. Giải pháp vĩ mô
giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn trong quá trình trồng thanh long của huyện hiện nay.
Tăng tỷ trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho trồng thanh long, chú trọng đầu tư chuyển giao khoa học công nghệ, quy trình kỹ thuật trồng thanh long cho người dân. Nghiên cứu sử dụng những giống mới có giá trị sản lượng cao để cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, giảm thiểu rủi ro. Nếu được đầu tư đúng đắn, có chiến lược, kết hợp khoa học công nghệ, sẽ hướng tới nền trồng thanh long hiện đại, quy mô tập trung trong tương lai.
Cải thiện hệ thống chính sách cho hệ thống bảo hiểm nông nghiệp tiến tới hình thành luật bảo hiểm nông nghiệp. Cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện và đưa ra quyết định, thay đổi nhanh chóng để cải thiện sản phẩm bảo hiểm thông qua thiết lập hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả, bằng việc xây dựng hệ thống thông tin bảo hiểm nông nghiệp và thiết lập quy trình quản lý thích hợp để giám sát và tối ưu hóa đầu tư công và đầu tư tư nhân của doanh nghiệp bảo hiểm. Thiết lập chế tài giám sát chặt chẽ các thủ tục, các quy trình sản xuất, đánh giá thiệt hại và thanh toán bồi thường để hoạt động này diễn ra minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả.
Xây dựng hành lang pháp lý phù hợp. Hiện nay hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm chủ yếu dựa vào luật kinh doanh, luật bảo hiểm, luật dân sự, luật hình sự. Tuy nhiên các văn bản, quy định dưới luật chưa tạo điều kiện cụ thể cho việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.
Xây dựng hệ thống tái bảo hiểm thích hợp, chế tài phù hợp để thu hút doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường, thông qua việc xem xét giảm đầu tư trực tiếp cho nông dân bằng cách giảm tỷ lệ hỗ trợ phí về mức thích hợp nhằm thúc đẩy nhu cầu tự nguyện và nâng cao năng lực quản lý rủi ro ở cấp hộ để giảm rủi ro doanh nghiệp, khuyến khích sự tham gia của các công ty bảo hiểm là tiền đề cần thiết cho bảo hiểm nông nghiệp được phát triển.Triển khai các chính sách hỗ trợ bảo hiểm trồng thanh long. Bảo hiểm trồng thanh long luôn có một giới hạn nhất định, ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy các công ty kinh doanh bảo hiểm cần có sự hỗ trợ của nhà nước khi đầu tư vào lĩnh vực này.
Thay đổi thủ tục mua bảo hiểm, chủ hợp đồng bảo hiểm phải là chủ hộ gia đình, công ty bảo hiểm khi bồi thường tổn thất phải trả tiền trực tiếp cho chủ hộ gia đình mua bảo hiểm , không thông qua trung gian. Nhà nước chỉ định cơ quan
có thẩm quyền về thống kê sản lượng ,giá thanh long tại mỗi địa phương, huyện, công bố thông tin sau mỗi mùa vụ làm cơ sở để từng hộ có thể mua bảo hiểm. Tối giản các thủ tục tham gia để người mua tránh lo ngại về vấn đề thủ tục.
Để doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh có hiệu quả thì cần có người mua. Nếu không có chính sách thì người dân sẽ không mặn mà. hỗ trợ phí bảo hiểm với mức độ phù hợp, kinh phí đào tạo/tập huấn và hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm thúc đẩy thị trường trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay chính sách tuyên truyền là đương nhiên, nhưng cũng cần có những điều khoản cụ thể. Ví dụ, nếu người dân, doanh nghiệp tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp thì chính là một phần để người dân được vay vốn.
Trong giai đoạn thực hiện BHNN, các công ty bảo hiểm cũng luôn đối mặt với những rủi ro thiệt hại. Do đó Nhà nước cần xác định tiêu chí, điều kiện hỗ trợ 101 cho công ty bảo hiểm, để tạo tính chủ động cho hoạt động bảo hiểm. Đồng thời, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn cần tiên phong đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến cáo các hộ trồng thanh long thực hiện liên kết, hợp tác sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định, hỗ trợ về kỹ thuật, quy trình trồng thanh long nhằm tăng sản lượng, quản lý tốt rủi ro. Nếu chủ động giám sát tốt quá trình trồng thanh long, hiệu quả cao, phát triển tốt.
Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện tham gia xuất khẩu vào thị trường lớn có tiềm năng. Xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân, gắn sản xuất với tiêu thụ thông qua các hợp đồng để phát triển thanh long ổn định và lâu dài.
Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, nhất là với các đối tượng mua bán trung gian, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây rối loạn thị trường, làm thiệt hại cho chính doanh nghiệp và người sản xuất thanh long. Ðồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu mới...