Giải pháp với cơ quan bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận (Trang 104 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp thúc đẩy nhu cầu thamgia bảo hiểm nông nghiệp cho các

4.3.3. Giải pháp với cơ quan bảo hiểm

Cần tìm tiếng nói chung giữa các công ty kinh doanh bảo hiểm với các cơ quan hữu quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra các chính sách và các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm tạo môi trường thuận lợi từng bước triển khai có hiệu quả dịch vụ bảo hiểm nông

nghiệp. Chủ động nghiên cứu tình hình trồng thanh long, biến đổi khí hậu của vùng trồng thanh long, nắm bắt các quy luật tự nhiên, tình huống bất thường. Liên kết các trung tâm, viện nghiên cứu nhằm hệ thống hoá số liệu, tính toán độ rủi ro, hình thành một cách khoa học các chỉ số phục vụ cho bảo hiểm trồng thanh long.

Đào tạo nguồn nhân lực am hiểu lĩnh vực nông nghiệp, môi trường và nắm vững khoa học kỹ thuật. Từ đó chủ động tiếp cận triển khai dịch vụ bảo hiểm trồng thanh long, tuyên truyền thuyết phục người sản xuất tham gia bảo hiểm. Xác định quy mô trồng thanh long phù hợp để bảo hiểm trồng thanh long ở Việt Nam nói chung và huyện Hàm Thuận Nam nói riêng không có sự khác biệt nhiều, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của người dân và chính sách cụ thể của địa phương. Do đó, ứng dụng bảo hiểm nông nghiệp trong trồng thanh long rất khó trở thành hiện thực nếu không xét đến yếu tố này.

Các doanh nghiệp bảo hiểm tính toán lại mức phí bảo hiểm giành cho các hộ sản xuất thanh long, đưa tỷ lệ phí phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của người mua bảo hiểm, không làm cho chi phí sản xuất tăng cao làm giảm lợi nhuận của người sản xuất vào những năm không có thiên tai và dịch bệnh .

DN bảo hiểm chủ động hơn trong việc thiết kế sản phẩm, lựa chọn địa bàn, khai thác giám định…, đồng thời chủ động tìm hiểu và hoàn thiện quy trình khai thác, bán sản phẩm, quy trình quản lý rủi ro, giám định tổn thất, giải quyết bồi thường…

Vấn đề xác định rủi ro trong nông nghiệp là vấn đề rất khó, do đó đã có sự trục lợi bảo hiểm. Để tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm nông nghiệp thì trong hợp đồng công ty bảo hiểm và người bảo hiểm phải có định mức kinh tế kỹ thuật của người mua sản phẩm. Định mức này sẽ do Bộ NN&PTNT sẽ đưa ra từng loại con, loại cây phù hợp.

Quy mô trồng thanh long vẫn còn rời rạc chưa tập chung sẽ dẫn đến chi phí quản lý cao, đồng thời rủi ro đạo đức lớn nếu bảo hiểm không hiệu quả. Ứng dụng bảo hiểm trồng thanh long nên hướng đến các đối tượng trồng thanh long theo quy mô hợp tác xã, những đối tượng trồng thanh long còn nhỏ nên bảo hiểm theo nhóm với quy mô nhóm vừa phải. Tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng bảo hiểm và giải quyết bồi thường thiệt hại cho các hộ trồng thanh long nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tính công bằng trong việc đóng phí cũng như bồi thường khi rủi ro xảy ra với các hộ trồng thanh long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)