Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của bảo hiểm nông nghiệp
2.1.2.1. Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp
Rủi ro là một yếu tố không thể tránh khỏi nhưng lại là một yếu tố có khả năng quản lí được trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp thay đổi từ năm này qua năm khác do tính chất khó dự đoán của thời tiết, sâu bệnh và các điều kiện thị trường, chính điều này đã làm hoa lợi và giá nông phẩm biến động. Những thay đổi trên làm cho thu nhập của nông dân cũng trở nên bấp bênh. Sự bấp bênh của thu nhập trong tương lai càng gây khó khăn cho người dân khi đưa ra quyết định sản xuất ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Khi những bất an làm giảm đáng kể thu nhập trong ngắn hạn, điều đó có thể tác động nghiêm trọng làm cho người dân không có điều kiện đầu tư cho các biện pháp quản lí rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi những biến động này tác động đến toàn bộ nền nông nghiệp. Những tổn thất nặng nề này có thể làm cho người nông dân chưa thanh toán được nợ nần và rồi trở thành những người không có khả năng chi trả.Các tổ chức tài chính sẽ không dám cho người nông dân vay tiền vì rủi ro nợ xấu quá cao.Điều này đã bó buộc người nông dân, khiến họ không có khả năng sản xuất, đa dạng hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.
Chính vì vậy, BHNN có vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ cho người nông dân giảm bớt những thiệt hại mà họ gặp phải khi đối mặt với các rủi ro. Về cơ bản, BHNN thực hiện những vai trò như sau:
(1) Đem lại lợi ích cho xã hội nhờ BHNN hỗ trợ làm giảm những rủi ro liên quan đến sản xuất mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp nên mức thu nhập ổn định sẽ giúp ổn định xã hội từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế đặc biệt ở các nước nông nghiệp.
(2) Đảm bảo ổn định xã hội ở khu vực nông thôn, nhờ có bảo hiểm mà nông dân yên tâm duy trì sản xuất mà không bị đeo bám bởi nỗi lo nợ nần ngày càng tăng.
(3) Nếu không có rủi ro về nông nghiệp xảy ra thì bảo hiểm cũng mang lại một nguồn vốn nhất định cho người nông dân (Hồ Sĩ Sà, 2010).
2.1.2.2. Đặc điểm của bảo hiểm nông nghiệp
Theo Hồ Sĩ Sà, căn cứ vào đặc điểm của bảo hiểm được chia ra:
Cây trồng hàng năm: Cây trồng có chu kì sinh trưởng và cho sản phẩm trong vòng dưới 1 năm.
Cây trồng lâu năm: Cây trồng có chu kì sinh trưởng và cho sản phẩm từ 1 năm trở lên.
Vườn ươm: Cây trồng có chu kì sinh trưởng rất ngắn, sản phẩm của chúng được coi là chi phí sản xuất cho quá trình sản xuất tiếp theo.
(1) Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
* Đối tượng bảo hiểm cây trồng có thể là bản thân cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển hoặc cũng có thể là sản phẩm cuối cùng do cây trồng đem lại tùy theo mục đích trồng (Hồ Sĩ Sà, 2010).. Vì thế có thể chia ra như sau:
Đối với cây trồng hằng năm, đối tượng bảo hiểm là sản lượng thu hoạch hàng năm.
Đối với cây lâu năm, đối tượng bảo hiểm là giá trị của các loại cây đó hoặc sản lượng từng năm của mỗi loại cây.
Đối với vườn ươm, đối tượng bảo hiểm là giá trị cây trồng trong suốt thời gian ươm giống đến khi nhổ đi trồng nơi khác.
* Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm cây trồng hằng năm thường tính từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch xong sản phẩm.
Thời hạn bảo hiểm cây trồng lâu năm, thời gian bảo hiểm có thể kéo dài một năm nhưng sau đó được tái tục qua các năm.
Thời hạn bảo hiểm vườn ươm thì thời gian bảo hiểm bắt đầu từ lúc gieo trồng đến khi đủ tuổi nhổ đi trồng nơi khác.
* Phạm vi bảo hiểm
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng thường gặp nhiều rủi ro khác nhau:
Các hiện tượng gió bão: thường làm cây trồng bị đổ, gãy, khả năng thụ phấn của hoa kém, làm mất toàn bộ giá trị hoặc sản lượng, năng suất giảm.
độ màu mỡ giảm,…
Hạn hán, gió lào: làm cho cây khô héo, chậm phát triển, chết.
Rủi ro sâu bệnh: dấn đến chất lượng sản phẩm kém, năng suất thấp,… Khi triển khai bảo hiểm, các công ty thường tiến hành bảo hiểm một hay một số loại rủi ro nhất định. Những rủi ro còn lại, đặc biệt là những rủi ro mang tính kinh tế xã hội sẽ được giải quyết bằng các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước. Tóm lại, những rủi ro được bảo hiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
Phải là hiện tượng bất ngờ mà con người chưa lường trước được hoặc hoàn toàn chưa khống chế hoặc loại trừ được.
Dù đã áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất nhưng không có kết quả hoặc không thể tránh khỏi tổn thất.
Là hiện tượng bất ngờ đối với nơi xảy ra, có cường độ phá hoại lớn hơn hoặc xảy ra sớm hơn hay muộn hơn so với bình thường hàng năm.
(2)Giá trị bảo hiểm
Bảo hiểm cây trồng cũng là loại hình bảo hiểm tài sản, vì thế để xác định được phí bảo hiểm và số tiền bồi thường nếu gặp rủi ro được chính xác, phải xác định chính xác được số tiền bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm của cây trồng là giá trị của bản thân cay trồng hoặc giá trị sản lượng của cây trồng trên một đơn vị bảo hiểm (Hồ Sĩ Sà, 2010)..
Giá trị bảo hiểm cây hằng năm được xác định căn cứ vào sản lượng thu hoạch thực tế của từng loại cây trong một số năm trước đó và giá trị một đơn vị sản phẩm trong những năm đó.
Giá trị bảo hiểm cây lâu năm là giá trị của từng cây, từng lô cây hoặc từng đơn vị bảo hiểm. Nhưng cây lâu năm là tài sản cố định, giá trị ban đầu của loại tài sản này được xác định tại thời điểm vườn cây đưa vào kinh doanh. Vì thế, giá trị bảo hiểm chính là giá trị ban đầu của cây trừ đi khấu hao cơ bản.
(3)Phương pháp xác định phí bảo hiểm cây trồng
Phí bảo hiểm cây trồng bao gồm: phí bồi thường tổn thất, phí đề phòng hạn chế tổn thất, phí dự phòng, phí quản lý (Hồ Sĩ Sà, 2010).
Trong đó:
P : Phí bảo hiểm cây trồng. f 1 : Phí bồi thường tổn thất. f 2 : Phí đề phòng hạn chế tổn thất. f 3 : Phí dự phòng
f 4 : Phí quản lý và lãi dự kiến của công ty bảo hiểm.
Tuy nhiên đối với cây hàng năm việc xác định tỷ lệ phí bồi thường khá phức tạp, do tính chất vụ mùa và tính bất ổn định của loại cây này cao hơn. Chính vì vậy, để xác định được tỷ lệ phí bồi thường bình quân ta phải tính toán qua các bước sau (Hồ Sĩ Sà, 2010).
Bước 1: Xác định sản lượng thu hoạch thực tế bình quân trên một đơn vị diên tích bảo hiểm (Hồ Sĩ Sà, 2010).
=
: sản lượng thu hoạch thực tế bình quân tính trên 1 đơn vị bảo hiểm qi : sản lượng thu hoạch thực tế năm thứ i
si :diện tích gieo trồng năm thứ i i: thứ tự các năm lấy số liệu tính toán
Bước 2: Xác định sản lượng tổn thất bình quân trên một đơn vị BH (Hồ Sĩ Sà, 2010).
= điều kiện wt < w
t: năm có tổn thất
: sản lượng tổn thất bình quân tính trên 1 đơn vị diện tích bảo hiểm st : diện tích gieo trồng năm t
wt : sản lượng thu hoạch thực tế năm t tính trên một đơn vị diện tích bảo hiểm. Bước 3: Xác định tỷ lệ phí bồi thường bình quân (Hồ Sĩ Sà, 2010).
Nếu bảo hiểm theo sản lượng thu hoạch thực tế bình quân thì mức phí thuần tính trên 1 đơn vị bảo hiểm sẽ là:
f1 = × =
Nếu bảo hiểm theo giá trị sản lượng thu hoạch thực tế bình quân tính trên 1 đơn vị bảo hiểm thì mức phí thuần được tính:
f1 = ×
Trong đó: là giá cả bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm, có thể tính theo 1 trong 2 công thức sau, tùy theo nguồn tài liệu thu thập được.
= Hoặc
=
Ở đây, pi là giá cả thực tế 1 đơn vị sản phẩm năm thứ i.