Xác định nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận (Trang 74 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng nhu cầu thamgia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh

4.1.4. Xác định nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long của các hộ

dân trồng thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

4.1.4.1. Nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long của các hộ điều tra trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long là một loại bảo hiểm khác biệt so với các loại bảo hiểm thông thường khác vì đối tượng bảo hiểm ở đây là tài sản của người nông dân, là diện tích thanh long mà các hộ dân canh tác trên diện tích đất nông nghiệp. Thực tế thấy rằng nhiều người muốn mua một loại hàng hoá đâu phải sự tài tình của người bán mà trước hết chính là sự hấp dẫn của hàng hoá đó. Tuy nhiên sự hấp dẫn của loại hàng hoá bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam chưa có, bởi có những người dân chưa từng nghe đến “Bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long". Theo số liệu điều tra thống kê thì có 90% chưa biết tới bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long. Còn 10% hộ biết đến bảo hiểm cho cây thanh long qua loa đài và truyền miệng. Tuy nhiên, các hộ này đều không hiểu rõ về bảo hiểm nông nghiệp nên họ cũng không mấy quan tâm tới việc tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp trước giờ.

Thị trường bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long ở Việt Nam nói chung và huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận nói riêng chưa có sự hình thành và phát triển, bởi cung và cầu chưa gặp nhau. Đa số các hộ dân khi được phỏng vấn đều trả lời chưa từng nghe thấy cụm từ bảo hiểm nông nghiệp cho cây

thanh long. Nếu có biết đến thì vấn đề người dân quan tâm là ai đứng ra đảm bảo khi họ tham gia vào thị trường này.

Trong 261 hộ dân được điều tra thì có 167 hộ dân không đồng ý tham gia vào BHNN tương ứng chiếm tỷ lệ 64% vì chưa có sự tin tưởng vào chính sách này, có 36% đồng ý sẵn sàng tham gia. Số hộ chưa sẵn sàng tham gia do bảo hiểm nông nghiệp là dịch vụ khá mới đối với người dân nên tâm lý ngại phiền phức, vẫn còn lo ngại về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm như mức đánh giá thiệt hại, cơ quan đánh giá thiệt hại, thủ tục, mức giá cao không đủ tài chính để tham gia. Nhiều hộ dân co rằng BHNN không cần thiết chỉ làm tăng chi phí đầu tư của họ. Đó là các nguyên nhân dẫn đến các hộ dân chưa mặn mà với các sản phẩm của bảo hiểm nông nghiệp.

36% 64%

có đồng ý tham gia không đồng ý tham gia

Đồ thị 4.1. Ý kiến người dân về việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp

Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp (2018)

Hộp 1. Ý kiến của hộ dân về nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long

Hiện nay thị trường BHNN chưa được phổ biến rộng rãi, nên tôi không muốn tham gia vào bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long vì tôi không có đủ kinh tế, không muốn làm tăng thêm vốn đầu tư của mình. Trước giờ vẫn không tham gia bảo hiểm nông nghiệp mặc dù có thua lỗ nhưng tôi vẫn không tham gia vì đỡ phải lo ngại về vấn đề thủ tục, chi phí, cách chi trả cho thiệt hại như thế nào. Tôi cũng biết khi không tham gia vào BHNN, khi diện tích thanh long bị thiệt hại rủi ro xảy ra thì dấn đến thua lỗ nợ nần. Nhưng mỗi vụ tôi đóng với mức giá từ 10 đến 20 triệu đồng/ha, khi bị thiệt hại rủi ro sẽ được hỗ trợ rất ít. Nếu tôi mua bảo hiểm với mức giá cao hơn mà được đền bù thiệt hại gấp 3 – 4 lần khi thiệt hại thì tôi cũng mua.

4.1.4.2. Nhu cầu của các hộ được điều tra về mức giá bảo hiểm và mức bồi thường tương ứng của bảo hiểm trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Bồi thường được đánh giá là hình thức bù đắp rủi ro tài chính tiên tiến, hiện đại trong sản xuất, xong tính đến nay BHNN vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong đợi. Kết quả triển khai BHNN tại các địa phương vẫn chưa đồng đều, số lượng người dân được hưởng lợi từ chương trình BHNN chưa xứng với tiềm năng, các mức giá về bảo hiểm vẫn chưa thu hút được sự tham gia của các hộ dân. Nhằm đánh giá nhu cầu các hộ trồng thanh long về mức giá bảo hiểm và mức bồi thường tương ứng của cơ quan bảo hiểm mà hộ mong muốn, chúng tôi tiến hành điều tra nhu cầu các hộ trồng thanh long. Sau khi điều tra các hộ có nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long và sẵn lòng chi trả BHNN ở mức họ đồng ý mua nếu xảy ra rủi ro sẽ được bồi thường ở các mức đóng BHNN khác nhau.

Chúng tôi chia ra có hai loại BHNN nông nghiệp để các hộ dân lựa chọn đó là: BHNN về giá và BHNN về sản lượng. Qua kết quả điều tra ta có bảng như sau:

Bảng 4.8. Mức độ sẵn sàng tham gia BHNN về sản lượng của các hộ trồng thanh long

Mức giá BH

(triệu đồng/ha)

Mức bồi thường tương ứng (%)

Nhu cầu của các hộ Tổng

(hộ) (n=261) CC (%) QMN (hộ) (n=90) QMV (hộ) (n=88) QML (hộ) (n=83) Nhỏ hơn 20 Từ 20% đến 40% 3 2 1 6 13,95 Từ 20 đến 30 Từ 40% đến 60% 2 8 4 14 32,56 Từ 30 đến 40 Từ 60% đến 80% 1 5 7 13 30,23 Trên 40 Nhỏ hơn 100% 0 2 8 10 23,26

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Ở mỗi mức đóng về giá và sản lượng khác nhau người dân có nhu cầu khác nhau. Xét sự sẵn lòng chi trả bảo hiểm của 94 hộ dân đồng ý mua bảo hiểm với các mức giá bảo hiểm đưa ra khác nhau thì sự hỗ trợ họ nhận được khác nhau.

Qua tổng điều tra có 94 hộ có nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long thì trong số đó có 43 hộ có nhu cầu tham gia BHNN về sản lượng (chiếm 45,75%), có thể thấy đa số các hộ có nhu cầu tham gia mức bảo hiểm từ 20 đến 30 triệu đồng/ha tương ứng với mức bồi thường 40 đến 60% và từ 30 đến 40

triệu đồng/ha tương ứng với mức bồi thường từ 60 đến 80%. Với mức đóng nhỏ hơn 20 triệu đồng/ha tương ứng mức bồi thường từ 20% đến 40% thì chỉ có 6/94 hộ sẵn sàng tham gia (chiếm 6,38%), đa số những hộ này có quy mô nhỏ và là các hộ canh tác thua lỗ, mong muốn mua bảo hiểm để vớt vát một phần chi phí. Với mức phí đóng trên 40 triệu đồng/ha khi rủi ro xảy ra mức bồi thường là nhỏ hơn 100% giá trị thiệt hại điều đó giúp cho các hộ tránh được những thiệt hại, tổn thất. Tuy nhiên, mức đóng này các hộ vẫn còn e dè vì thu nhập của người dân còn chưa cao theo số liệu điều tra chỉ có 10/94 hộ ( tương ứng 10,64%) đồng ý tham gia. Đa số tham gia mức đóng bảo hiểm này là những hộ có quy mô lớn chiếm tới 8 hộ trong 10 hộ đồng ý tham gia ở mức giá này. Chi phí bỏ ra của các hộ có quy mô lớn rất lớn, do đó họ mong muốn tham gia với mức giá có mức bồi thường lớn nhất để khi gặp phải rủi ro thì bảo hiểm sẽ giúp phần giảm gánh nặng thiệt hại cho họ.

Trong 43 người tham gia BHNN về sản lượng thì số hộ mua ở mức bảo hiểm từ 20 đến 30 triệu đồng/ha và từ 30 đến 40 triệu đồng/ha là nhiều nhất, tỷ lệ hộ tham gia ở mức đóng này chiếm 27/43 tương ứng với 62,79% hộ tham gia vào BHNN về sản lượng. Mức đóng dưới 20 triệu đồng số hộ tham gia chiếm 13,95% đa số mức đóng này là các hộ dân có quy mô nhỏ và vừa. Với mức đóng trên 40 triệu đồng/ha tỷ lệ hộ tham gia là 23,26%. Đây phần lớn là các hộ canh tác với quy mô lớn muốn được sự hỗ trợ lớn, đảm bảo thanh toán 100% thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Ta có thể thấy ở các quy mô khác nhau thì mức độ tham gia của các hộ là khác nhau, điều đó cho thấy các hộ vẫn cho rằng việc sản xuất thanh long vẫn luôn gặp phải những rủi ro như dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt, …

So với mức độ sẵn sàng tham gia BHNN về sản lượng thì mức độ sẵn sàng tham gia BHNN về giá của các hộ cao hơn. Trong tổng 94 hộ tham gia BHNN thì có 67 hộ có nhu cầu tham gia BHNN về giá chiếm tới 71,28%. Điều đó có thể lý giải do tính bấp bênh của thị trường trái cây nói chung và thị trường thanh long nói riêng trong thời gian gần đây, giá thanh long tăng giảm bất thường trong thời gian gần đây vì thể bảo hiệm về giá là giải pháp hạn chế rủi ro tốt nhất cho các hộ dân trồng thanh long. Theo số liệu điều tra thì có 9/13 hộ có quy mô canh tác nhỏ sẵn sàng tham gia BHNN về giá (tương ứng 69,23%), hộ có quy mô vừa có 25/38 hộ (tương ứng 65,79%), hộ có quy mô lớn có 33/43 hộ (tương ứng 71,28%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số các hộ chọn ở mức đóng từ 10 đến 20 triệu đồng/ha tương ứng mức bồi thường từ 40 đến 60% và mức đóng từ 20 đếm 30 triệu đồng/ha tương ứng với mức bồi thường từ 60 đến 80%.

Bảng 4.9. Mức độ sẵn sàng tham gia BHNN về giá của các hộ trồng thanh long long Mức giá BH (triệu đồng/ha) Mức bồi thường tương ứng (%)

Nhu cầu của các hộ

Tổng (hộ) CC (%) QMN (hộ) QMV (hộ) QML (hộ) Nhỏ hơn 10 Từ 20% đến 40% 2 3 3 8 11,94 Từ 10 đến 20 Từ 40% đến 60% 4 8 9 21 31,34 Từ 20 đến 30 Từ 60% đến 80% 3 9 11 23 34,33 Trên 30 Nhỏ hơn 100% 0 5 10 15 22,39

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Trong số 67 hộ có nhu cầu tham gia BHNN về giá thì số hộ mua ở mức bảo hiểm từ 10 đến 20 triệu đồng/ha và từ 20 đến 30 triệu đồng/ha là nhiều nhất, tỷ lệ hộ tham gia ở mức đóng này chiếm 44/67 tương ứng với 65,67% hộ tham gia vào BHNN về giá. Mức đóng dưới 10 triệu đồng số hộ tham gia chiếm 11,94%. Với mức đóng trên 30 triệu đồng/ha tỷ lệ hộ tham gia là 22,39%. Đây phần lớn là các hộ canh tác với quy mô vừa và lớn mong muốn được tham gia, đề phòng rủi ro xảy ra sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn, đảm bảo thanh toán 100% thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

4.1.4.3. Nhu cầu của các hộ trồng thanh long về cơ quan đánh giá thiệt hại khi tham gia BHNN

Thực hiện BHNN cho cây thanh long không những giúp các hộ chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần ổn định an sinh xã hội nông thôn, mà còn giúp các hộ nông dân tiếp cận với phương thức sản xuất khoa học, chuyên nghiệp, tiến bộ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Xong việc thực hiện các nội dung BHNN cho cây thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận thực tế đang bộc lộnhiều bất cập, trong đó có việc đánh giá mức độ thiệt hại của hộ trồng thanh long.

Khi tham gia BHNN cho cây thanh long, các hộ quan tâm đến vấn đề đánh giá mức độ thiệt hại của của các hộ khi gặp phải những rủi ro. Việc đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro gặp nhiều khó khăn nhất, khó có thế xác định được mực độ thiệt hại cụ thể. Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp BH luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, chính vì vậy mà việc đánh giá mức độ thiệt hại của các hộ không chính xác, các doanh nghiệp muốn giảm thiểu tối đa mức đền bù cho các hộ cho nên doanh nghiệp sẽ đánh giá mức độ thiệt hại ít hơn so với mức

thiệt hại thực tế mà các hộ nông dân hay gặp phải. Điều đó làm giảm rất nhiều phần bồi thường mà các hộ tham gia BHNN nhận được. Chính vì vậy mà khi điều tra các hộ về cơ quan tham gia vào việc đánh giá mức độ thiệt hại của hộ thì đại đa số các hộ mong muốn cần có sự tham gia của các cơ quan trong quá trình xác định mức thiệt hại của các hộ. Nhu cầu của các hộ về cơ quan đánh giá thiệt hại của các hộ được điều tra thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10. Nhu cầu của các hộ về cơ quan đánh giá thiệt hại của các hộ

TT Diễn giải SL (hộ)Nhu cầu của các hộ (n=94) CC (%)

1 Doanh nghiệp bảo hiểm 0 0,00

2 UBND xã 15 15,96

3 Phòng nông nghiệp huyện 23 24,47

4 Kết hợp với các cơ quan 56 59,57

Tổng 94 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng trên cho thấy: Các hộ có mong muốn khi diện tích thanh long của các hộ xảy ra rủi ro, để đánh giá mức độ thiệt hại thì cần có sự kết hợp của các cơ quan cùng tham gia vào việc đánh giá mức độ thiệt hại. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ đều cho rằng khi đánh giá mức độ thiệt hại thì cần sự tham gia của các cơ quan doanh nghiệp bảo hiểm, UBND xã, phòng Nông nghiệp thì đánh giá thiệt hại của các hộ sẽ chính xác và minh bạch hơn, tránh trường hợp chỉ có doanh nghiệp tham gia đánh giá thiệt hại thì người mua BHNN sẽ bị thiệt do doanh nghiệp luôn đặt mục tiêu lợi nhuận là đầu và trình độ cán bộ doanh nghiệp BHNN còn hạn chế, chính vì vậy mà có 56/94 hộ chiếm 59,57% các hộ có nhu cầu tham gia BHNN cho ý kiến cần có các cơ quan khác như UBND xã, phòng Nông nghiệp hay Hội nông dân tham gia cùng với doanh nghiệp, trong khi đó không có hộ nào đồng ý chỉ có doanh nghiệp BH đánh giá mức thiệt hại của các hộ.

Bên cạnh đó, có 15 hộ tương đương với 15,96 % hộ cho rằng UBND xã sẽ là người trực tiếp đánh giá mức độ thiệt hại của hộ. Có 23 hộ tương đương với 24,47% các hộ cho rằng phòng Nông nghiệp là người đánh giá mức độ thiệt hại của các hộ.

Biểu đồ 4.1. Nhu cầu của các hộ về cơ quan đánh giá thiệt hại của các hộ

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

4.1.4.4. Nhu cầu của các hộ điều tra về hình thức chi trả bảo hiểm

Yếu tố về hình thưc chi trả luôn là vấn đề được các hộ dân trồng thanh long quan tâm. Nhu cầu của các hộ trồng thanh long về hình thức chi trả bảo hiểm được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.11. Nhu cầu của các hộ về hình thức chi trả bảo hiểm

TT Chỉ tiêu SL (hộ) Nhu cầu các hộ (n=94) CC (%)

1 Trả qua Ngân hàng NN&PTNN huyện 25 26,6

2 Trả qua UBND xã, thị trấn 7 7,45

3 Trả qua Phòng nông nghiệp huyện 0 0,00 4 Trả trực tiếp tới các hộ tham gia BHNN 62 65,95

Tổng 94 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Qua bảng số liệu 4.11 cho thấy: Đại đa số các hộ cho rằng nên trả trực tiếp tiền bồi thường cho các hộ, ở ý kiến này có 62/94 hộ đồng ý với hình thức chi trả bảo hiểm trực tiếp tới các hộ tương đương 65,95%, các hộ cho rằng trả trực tiếp như vậy sẽ không mất thời gian và làm thủ tục cho các hộ. Bên cạnh đó có 07 hộ chiếm 7,45% có ý kiến cho rằng nên trả tiền bồi thường rủi ro qua UBND xã và cũng có 25 hộ chiếm 26,6% hộ cho rằng trả tiền bồi thường thiệt hại trả qua Ngân hàng NN&PTNT của huyện bởi Ngân hàng NN&PTNT huyện thường xuyên hỗ trợ, cho các hộ vay các nguồn vốn để phát triển sản xuất.

Hộp 2. Ý kiến của hộ dân về hình thức chi trả bảo hiểm

27%

7% 0% 66%

Trả qua Ngân hàng NN&PTNN huyện Trả qua UBND xã, thị trấn

Trả qua Phòng nông nghiệp huyện Trả trực tiếp tới các hộ tham gia BHNN

Đồ thị 4.2. Nhu cầu của các hộ về hình thức chi trả bảo hiểm

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

4.1.4.5. Nhu cầu của các hộ điều tra về thời gian chi trả bồi thường bảo hiểm

Theo số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 4.12, ta có thể thấy đa số các hộ đều có nhu cầu về thời gian chi trả bồi thường sau khi đã hoàn tất các thủ tục đền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng thanh long trên địa bàn huyện hàm thuận nam, tỉnh bình thuận (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)