3.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Hàm Thuận Nam có tổng diện tích tự nhiên là 105.178,20 ha, bao gồm 1 thị trấn và 12 xã (1 xã đồng bằng, 6 xã miền núi, 2 xã vùng cao và 3 xã ven biển) với tổng dân số 100.306 nhân khẩu (24.110 hộ), mật độ dân số trung bình 95 người/km2. Toạ độ địa lý nằm trong khoảng 10041’36” đến 11010’33” Vĩ độ Bắc và từ 107045’26” đến 108004’19” Kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Tánh Linh. Phía Nam giáp Biển Đông và huyện Hàm Tân.
Phía Đông giáp Biển Đông và thành phố Phan Thiết.
Phía Tây giáp huyện Tánh Linh, huyện Hàm Tân và thị xã La Gi.
Với vị trí nằm cách không xa thành phố Phan Thiết (trung tâm huyện - thị trấn Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 28 km về hướng Tây Nam), có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam chạy qua, có dải bờ biển dài và đẹp... đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Hàm Thuận Nam đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, phát triển sản xuất, mở mang du lịch, đồng thời tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa vào phát triển kinh tế và khai thác triệt để những thế mạnh của địa phương.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình của huyện không bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi thấp, vùng đồng bằng nhỏ hẹp và thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình có thể chia thành 3 dạng chính:
Địa hình đồi núi: Tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của huyện, có độ cao dao động từ 100 - 1.000 m, bao gồm các xã Mỹ Thạnh, Hàm Cần và một phần của xã Tân Lập.
Địa hình cồn cát ven biển và các vùng trung du: Là những dải cát chạy dọc theo Biển Đông và vùng đồi chuyển tiếp giữa vùng núi với vùng đồng bằng, bao gồm các xã Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Minh và một phần của xã Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Cần và xã Mương Mán.
Địa hình đồng bằng: chủ yếu tập trung ở các xã Hàm Thạnh, Hàm Mỹ, Mương Mán.
Với sự đa dạng về địa hình đã giúp cho Hàm Thuận Nam có thể đa dạng hóa cây trồng với nhiều loại cây khác nhau có giá trị kinh tế cao; nhưng đồng thời cũng gây nên những khó khăn trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ và cải tạo đất.
Bản đồ 3.1. Bản đồ địa giới huyện Hàm Thuận Nam
Nguồn: Phòng địa chính huyện Hàm Thuận Nam (2017)
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Là huyện ven biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng chế độ khí hậu của huyện mang nét đặc trưng của khí hậu bán khô hạn của vùng cực Nam Trung Bộ, nhiều nắng, gió và không có mùa đông. Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Chế độ nhiệt: Nhìn chung chế độ nhiệt của huyện tương đối cao đều, trung bình năm vào khoảng 26,7°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 5) đạt 28,2°C, thấp nhất (tháng 1) là 24,7°C.
có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 với 311 giờ, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12 với 180 giờ.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.070 mm, song phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa của cả năm, trong khi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa nhỏ, chỉ chiếm dưới 10% tổng tượng mưa của cả năm. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người dân trong huyện.
Chế độ gió: Hàm Thuận Nam chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính đó là gió Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 và gió Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm và lượng bốc hơi: Độ ẩm tương đối trung bình cả năm vào khoảng 80%, trung bình tháng cao nhất là 85% (tháng 9), trung bình tháng thấp nhất là 75% (tháng 1 và 12). Lượng bốc hơi trung bình cả năm khoảng 1345 mm, tháng cao nhất là tháng 3 với 139 mm, tháng thấp nhất là tháng 9 và tháng 10 với 85 mm.
3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng của 2 con sông chính là sông Phan và sông Mương Mán. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn một hệ thống gồm nhiều con sông, suối nhỏ khác.
Sông Phan bắt nguồn từ phía Tây của huyện (bắt nguồn từ các dãy núi huyện Tánh Linh), chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra cửa biển Hàm Tân. Diện tích lưu vực 420 km2, sông có chiều dài 58 km, đoạn chảy qua huyện dài 40 km, sông bắt nguồn từ vùng có lượng mưa lớn nên có nước quanh năm với lưu lượng dòng chảy bình quân là 11,5 m3/s.
Sông Mương Mán bắt nguồn từ dãy núi phía Tây Bắc huyện, chảy theo hướng Tây – Đông và đổ vào sông Cà Ty tại thành phố Phan Thiết. Sông có chiều dài 71 km, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 65 km, diện tích lưu vực 656 km2, lưu lượng bình quân là 8,1 m3/s. Đây là con sông lớn và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các trạm bơm ở Hàm Thuận Nam và nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết.
Hệ thống thuỷ văn của huyện có lượng nước tương đối lớn, song do sông suối ngắn và dốc nên thường gây lũ vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô, khó
khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trong những tháng mùa mưa lượng dòng chảy chiếm đến 70% tổng lượng dòng chảy của cả năm, các khe suối nhỏ lưu vực dưới 20 km2 chỉ có nước vào mùa mưa. Từ thực trạng này cho thấy để khai thác được nguồn nước nhằm phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện, ngoài việc xây dựng trạm bơm ở các con sông lớn thì cần phải xây dựng hệ thống các hồ đập chứa nước nhằm điều tiết lượng nước giữa các khu vực và giữa các mùa.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Thuận
3.1.2.1. Tình hình đất đai, dân số và lao động
Tổng dân số của huyện Hàm Thuận Nam tới năm 2017 là 103.956 người trên tổng số 25.106 hộ phân bố ở 13 xã, chủ yếu người dân sống ở nông thôn chiếm tới 91,24% tổng số dân
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Hàm Thuận Nam năm 2017 TT Chỉ tiêu Tổng số (người) Thành thị Nông thôn SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1 Dân số 103.956 9.103 8,76 94.853 91,24 2 Số dân đủ tuổi LĐ 82.657 6.243 7,55 76.414 92,45 3 Hộ 25.106 2.123 8,46 22.983 91,54
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Nam (2017)
. Theo bảng 3.1, số người đủ tuổi lao động là 82.657 người chiếm 79,51% số dân, lực lượng lao động đông đảo nhất tập trung ở vùng nông thôn chiếm tới 91,24% số người trong độ tuổi lao động, số lao động này chủ yếu làm nghề nông nghiệp, không qua đào tạo, trình độ văn hoá thấp, dễ bị tổn thương do tác động của kinh tế thị trường. Như vậy ta có thể thấy huyện Hàm Thuận Nam có lực lượng lao động dồi dào, có lợi thế trong việc cung cấp nguồn nhân lực, tuy nhiên điều này cũng gây ra một áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm, và công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong tổng số 25.106 hộ có tới 20.032 hộ có thu nhập chính từ nông nghiệp, thuỷ sản chiếm 79,79%.
Bảng 3.2. Tình hình đất đai của huyện Hàm Thuận Nam
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ
phát triển BQ (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 16/15 17/16 I. Tổng DT tự nhiên 105.178,2 100 105.178,2 100 105.837,95 100 100 100,63 100,315 Đất nông nghiệp 98.092,9 93,26 98.111,7 93,28 98.616,36 93,18 100,02 100,514 100,267
Đất sản xuất nông nghiệp 45.236,3 46,12 45.251,46 46,12 45.913,0 46,56 100,034 101,46 100,747
Đất lâm nghiệp có rừng 52.450,1 53,47 52.453,79 53,46 52.291,0 53,02 100,007 99,69 99,8485
Đất nuôi trồng thủy sản 268,9 0.274 268,93 0,274 268,91 0,273 100,011 99,993 100,002
Đất khác 137,6 0.136 137,52 0,146 143,45 0,147 99,942 104,31 102,126
Đất phi nông nghiệp 6.060,3 5,8 6.042,1 5,744 6.206,03 5,864 99,7 102,713 101,2065
Đất chưa sử dụng 1.025,0 0,94 1.024,4 0,976 1.015,56 0,956 99,941 99,14 99,5405 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Nam (2017)
Từ bảng 3.2 ta thấy đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 2017 đất nông nghiệp có diện tích 98.616,36 (ha) chiếm 93,18% tổng diện tích. Từ năm 2015 đến năm 2017 đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng từ 45.236,3 (ha) chiếm khoảng 46,12% đất sản xuất nông nghiệp vào năm 2015 đến năm 2017 đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 45.913,0 (ha) chiếm 46,56%. Tốc độ phát triển đất nông nghiệp năm 2016/2015 (chiếm 100,02%) thấp hơn tốc độ phát triển đất nông nghiệp năm 2017/2016 (100,514%). Tốc độ phát triển bình quân ba năm là 100,267% có thể nói đất nông nghiệp đang có xu hướng mở rộng quy mô. Đất lâm nghiệp có rừng có xu hướng giảm, từ năm 2015 đất lâm nghiệp có rừng 52.450,1 (ha) chiếm 53,47% đến năm 2017 xuống còn 52.291,0 (ha) chiếm 53,02% trong vòng 2 năm đã giảm 159.1 (ha) tương ứng với 0.45%. Từ đây ta có thể thấy huyện Hàm Thuận Nam chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp có rừng.
Bảng 3.3. Tình hình dân số của huyện Hàm Thuận Nam qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Tốc độ phát triển BQ (%) 16/15 17/16 Dân số Người 102.673 103.290 103.956 100,6 100,65 100,625 Mật độ dân số Người/ km2 97 98 98 101,031 100 100,516 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Nam (2017)
Theo bảng 3.3 ta thấy lượng dân số tăng dần theo các năm. Năm 2015 dân số chỉ đạt 102.673 người với mật độ là 97 người/km2 nhưng đến năm 2017 dân số đã tăng lên thành 103.956 người với mật độ là 98 người.
3.1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hàm Thuận Nam
Năm 2017 vừa qua các cấp, các ngành trong huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra từ đầu năm nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn giữ được ổn định và có bước phát triển.
Theo thống kê của cục thống kê của huyện Hàm Thuận Nam tổng giá trị sản lượng các ngành kinh tế năm 2017 của huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình
Thuận đạt 55.306,4 tỷ đồng trong đó:
- Ngành nông- lâm – thủy sản chiếm 42%. - Ngành công nghiệp xây dựng chiếm 23%. - Thương mại dịch vụ chiếm 35%.
Chất lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến tích cực; cơ sở vật chất của các trường học tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, kiên cố hóa. Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đảm bảo cho công tác dạy và học. Chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày được nâng cao, thực hiện tốt chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát và phòng chống có hiệu quả các dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hành nghề Y, dược tư nhân trên địa bàn huyện.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Hàm Thuận Nam
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Nam (2017)
Công tác đào tạo nghề được triển khai mạnh mẽ, giải quyết kịp thời các chính sách, chế độ cho đối tượng chính sách xã hội, người có công. Thực hiện về giảm nghèo, hoàn thành kế hoạch giảm nghèo năm 2017. Tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống các tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT, phấn đấu đạt chỉ tiêu theo kế hoạch. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin tuyên truyền văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao về cơ sở.
3.1.2.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhìn chung giao thông đã được nâng cấp 100% là đường nhựa. Cơ sở vật chất ở trường học và bệnh viện được quan tâm đầu tư, chuẩn bị các trang thiết bị hiện đại và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện nay huyện có 14 trường mầm non, 43 trường học phổ thông và có 16 cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người dân. Hệ thống thủy lợi tiếp tục được kiên cố hóa và mở rộng, phát huy hiệu quả tưới tiêu và tiết kiệm nước (Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Nam, 2017).
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, phạm vi nghiên cứu của đề tài và thời gian nghiên cứu, tiến hành chọn mẫu nghiên cứu trong phạm vi 4 xã Hàm Mỹ, Hàm Minh, Hàm Thạnh, Hàm Cường. Đây là 4 xã có diện tích trồng thanh long nhiều nhất và các hộ trồng thanh long thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của khô hạn và sâu bệnh. Hiện nay huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận có 3 loại thanh long là thanh long ruột đỏ, thanh long ruột tím hồng, thanh long ruột trắng. Quy mô của hai loại thanh long ruột đỏ và thanh long ruột tím hồng còn nhỏ do đó chúng tôi tập trung nghiên cứu vào các hộ trồng thanh long ruột trắng.
Đề tài tiến hành khảo sát 261 hộ chia làm các hộ theo quy mô ở bảng 3.4
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Số hộ điều tra
(hộ) (n=261)
Cơ cấu (%)
1 Quy mô nhỏ Nhỏ hơn 2 ha 90 34,48
2 Quy mô vừa Từ 2 đến 4 ha 88 33,71
3 Quy mô lớn Lớn hơn 4 ha 83 31,82
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
* Thông tin thu thập:
Tổng quan tài liệu nghiên cứu: cơ sở lý luận, cơ sở khoa học, thực tiễn của đề tài. đặc điểm tình hình chung của huyện: vị trí địa lý, đất đai, điều kiện tự nhiên, xã hội, dân số, lao động, tình hình sản xuất kinh doanh của huyện từ năm
2015 đến năm 2017. Số liệu về tình hình tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây thanh long của các hộ nông dân trong những năm gần đây.
* Nguồn thu thập:
Thu thập qua sách, báo, tạp chí, các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu. Luật bảo hiểm, các Quyết định, Thông tư hướng dẫn … từ Bộ tài chính, Vụ chính sách, Vụ Bảo hiểm.
Báo cáo của phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, báo cáo của phòng TN&MT huyện, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện Hàm Thuận Nam.
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra có sẵn. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài. Khi thu thập thông tin đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
(1) Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi
Nghiên cứu dự kiến tiến hành phỏng vấn trực tiếp những hộ nông dân (có thể) về nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về thu nhập, số người sẽ tham gia, trình độ… Mặt khác, nghiên cứu tập trung điều tra mức sẵn lòng chi trả và nhu cầu tham gia BHNN cho cây thanh long của các hộ nông dân như sau:
Đầu tiên chúng tôi phải hỏi người nông dân ở đây có biết đến BHNN cho