Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 52)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Trong đó tập trung nghiên cứu sâu tại 05 đơn vị cấp xã: khu vực nông thôn gồm xã Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, Tân lập, Trung Hưng; khu vực đô thị là thị trấn Yên Mỹ.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện đề tài luận văn: Từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018, cụ thể:

- Thu thập số liệu sơ cấp (các giao dịch về quyền sử dụng đất) từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền sử dụng đất trong giai đoạn

2010-2017;

- Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc hiệc các quyền sử dụng đất của hộ gia đình/cá nhân trên địa bàn huyện Yên Mỹ.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Điều kiện tự nhiên;

- Điều kiện kinh tế - xã hội; - Đánh giá chung.

3.4.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Mỹ

- Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai;

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Mỹ và khu vực nghiên cứu.

3.4.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất

- Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện Yên Mỹ; - Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại các xã điều tra.

3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ- tỉnh Hƣng Yên ngƣời sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ- tỉnh Hƣng Yên

thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Yên Mỹ- tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong thời gian tới.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu, tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại phòng thống kê, phòng Tài chính – kế hoạch và tình hình việc thực hiện các quyền tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai) và Phòng Tài nguyên và Môi trường.

3.5.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài chia địa bàn theo 2 khu vực (KV) trên cơ sở những đặc điểm riêng về phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, sản xuất, phân bố dân cư và lao động, đặc biệt là về số lượng thực hiện giao dịch các quyền giữa 2 khu vực.

- Khu vực đô thị: Đó là thị trấn Yên Mỹ, đây là nơi diễn ra các giao dịch chuyển nhượng, thế chấp sôi động nhất.

- Khu vực nông thôn: gồm 4/16 xã (Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, Tân lập, Trung Hưng), chọn ngẫu nhiên 4/16 xã để thực hiện điều tra sơ cấp việc thực hiện các quyền sử dụng đất.

3.5.3. Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp qua điều tra hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng có liên quan trên cơ sở phiếu điều tra.

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra theo từng loại đối tượng trên cơ sở mục đích điều tra. Thực hiện điều tra theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu. Cách thức điều tra là phỏng vấn và phát phiếu trực tiếp tới người sử dụng đất để nắm bắt tình hình và nguyện vọng của người dân trong việc thực hiện quyền theo quy định của pháp luật tại điểm điều tra. Do thời gian có hạn và để thuận tiện cho việc xử lý số liệu, đề tài tiến hành điều tra 200 phiếu với 04 xã và 01 thị trấn, trong đó 40 phiếu/xã.

3.5.4. Phƣơng pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu được điều tra tiến hành tổng hợp, phân loại, đánh giá, lựa chọn các tài liệu, số liệu để đưa vào nghiên cứu, các thông tin, số

liệu được phân tích trên cơ sở nội suy, ngoại suy vấn đề, từ đó tổng hợp đưa ra các nhận định.

Sử dụng phương pháp để so sánh số liệu giữa các thời điểm khác nhau, giữa vực nông thôn và khu vực đô thị. Qua đó đánh giá việc thực hiện các quyền giữa 2 khu vực nghiên từ đó tìm ra các hạn chế rồi đưa ra giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, cụ thể:

- So sánh việc thực hiện các quyền đó của giai đoạn 2010-2015 với giai đoạn 2016-2017 và tỷ lệ thực hiện giữa các quyền;

- So sánh mức độ giao dịch theo giai đoạn giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị;

- So sánh việc thực hiện các quyền trước năm 2014 và sau năm 2014 (thời điểm cơ bản hoàn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

3.5.5. Phƣơng pháp đánh giá

Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn, trên cơ sở phiếu điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo 2 khu vực nghiên cứu, từng nội dung quyền sử dụng đất để đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất. Trong khuôn khổ của đề tài, người dân sẽ phát biểu ý kiến của mình về việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại địa phương thông qua các tiêu chí như: thủ tục thực hiện các quyền, các văn bản hướng dẫn; phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ, cụ thể chia ra thành các nhóm tiêu chí điều tra và đánh giá như sau. - Đánh giá về quyền được cấp giấy chứng nhận QSDĐ của chủ sử dụng đất (đây là một trong các quyền cơ bản và là cơ sở thực hiện các quyền giao dịch khác).

- Đánh giá việc tuyên truyền phổ biến và công khai các quy định về các bước và thủ tục đăng ký biến động

+ Sự nhận thức, hiểu biết pháp luật khi thực hiện các giao dịch;

+ Tìm kiếm, tra cứu các thông tin liên quan đến thửa đất, liên quan đến việc định thực hiện giao dịch.

- Đánh giá việc thuân thủ quy định pháp luật

+ Đánh giá việc tuân thủ đối với các văn bản quy phạm pháp luật;

+ Đánh giá việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến các giao dịch quyền sử dụng đất (thủ tục do quy định chung và thủ tục do địa phương quy định).

- Đánh việc tuân thủ quy định thời gian xử lý hồ sơ giao dịch + Việc đánh giá căn cứ theo Điều 61/NĐ43 và Mục 40 /NĐ01. - Đánh giá về nhu cầu (Mục đích) khi thực hiện các giao dịch - Đánh giá thực hiện phí, lệ phí, thuế chuyển quyển sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 48 - 52)