Hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai đối với việc thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 46)

quyền sử dụng đất

Nhằm thực hiện được tốt công tác quản lý Nhà nước và đất đai cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền sử dụng đất, năm 2016 sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đã thực hiện sát nhập toàn bộ các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp (đổi tên là Văn phòng đăng ký đất đai). Việc thành lập như vậy đã giải quyết thực hiện cải cách hành chính một cách mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực đất đai liên quan đến người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ sử dụng được thực hiện tốt nhất các giao dịch về quyền sử dụng đất, cụ thể:

- Về thủ tục hành chính: đối với những địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một số thủ tục hành chính đã được lồng ghép hoặc liên thông nên chỉ còn 41 thủ tục trong khi những nơi chưa thành lập là 62 thủ tục;

- Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được bảo đảm đúng quy định; thời gian thực hiện thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận giảm từ 05 - 25 ngày so với trước đây. Thời gian giải quyết hồ sơ giao dịch về đất đai đảm bảo đạt 90 – 95% so với quy định, tình trạng tồn đọng hồ sơ quá hạn đã cơ bản chấm dứt;

- Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở một số địa phương đã tăng đáng kể. Tiến độ thực hiện các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, góp vốn được nhanh và thuận lợi;

- Các Văn phòng đăng ký đất đai đã có điều kiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn trong việc điều phối nguồn nhân lực trong toàn hệ thống, đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định. Giảm thiểu hồ sơ lưu trữ theo phân cấp như trước đây (trước đây 03 bộ hồ sơ thì hiện nay là 01 bộ hồ sơ); loại bỏ một số loại giấy tờ phải nộp trong thành phần các

loại hồ sơ; việc cung cấp thông tin, luân chuyển hồ sơ giữa Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan thuế và kho bạc trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất cũng đã được tương đối thông suốt;

- Văn phòng đăng ký đất đai thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng;

- Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất. Chất lượng thực hiện giải quyết thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố do Văn phòng đăng ký đất đai đã thường xuyên kiểm soát, phát hiện những sai sót để điều chỉnh, hướng dẫn các Chi nhánh;

- Với việc hình thành Văn phòng đăng ký đất đai, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức được tiếp cận với hệ thống tổ chức chuyên nghiệp, thuận lợi và linh hoạt khi có nhu cầu thực hiện các giao dịch về đất đai như chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất...; được lựa chọn nơi đăng ký, tạo sự cạnh tranh giữa các cơ quan đăng ký, góp phần giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hiện nay;

- Việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai là cơ sở nền tảng cho việc liên thông dữ liệu với các ngành khác, tiến tới Chính phủ điện tử.

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Trong đó tập trung nghiên cứu sâu tại 05 đơn vị cấp xã: khu vực nông thôn gồm xã Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, Tân lập, Trung Hưng; khu vực đô thị là thị trấn Yên Mỹ.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện đề tài luận văn: Từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018, cụ thể:

- Thu thập số liệu sơ cấp (các giao dịch về quyền sử dụng đất) từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017.

3.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

- Các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền sử dụng đất trong giai đoạn

2010-2017;

- Các văn bản pháp lý có liên quan đến việc hiệc các quyền sử dụng đất của hộ gia đình/cá nhân trên địa bàn huyện Yên Mỹ.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Điều kiện tự nhiên;

- Điều kiện kinh tế - xã hội; - Đánh giá chung.

3.4.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Mỹ

- Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai;

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Mỹ và khu vực nghiên cứu.

3.4.3. Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất

- Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện Yên Mỹ; - Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại các xã điều tra.

3.4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ- tỉnh Hƣng Yên ngƣời sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Mỹ- tỉnh Hƣng Yên

thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Yên Mỹ- tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong thời gian tới.

3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu, tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại phòng thống kê, phòng Tài chính – kế hoạch và tình hình việc thực hiện các quyền tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai) và Phòng Tài nguyên và Môi trường.

3.5.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài chia địa bàn theo 2 khu vực (KV) trên cơ sở những đặc điểm riêng về phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, sản xuất, phân bố dân cư và lao động, đặc biệt là về số lượng thực hiện giao dịch các quyền giữa 2 khu vực.

- Khu vực đô thị: Đó là thị trấn Yên Mỹ, đây là nơi diễn ra các giao dịch chuyển nhượng, thế chấp sôi động nhất.

- Khu vực nông thôn: gồm 4/16 xã (Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, Tân lập, Trung Hưng), chọn ngẫu nhiên 4/16 xã để thực hiện điều tra sơ cấp việc thực hiện các quyền sử dụng đất.

3.5.3. Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp qua điều tra hộ gia đình, cá nhân và các đối tượng có liên quan trên cơ sở phiếu điều tra.

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra theo từng loại đối tượng trên cơ sở mục đích điều tra. Thực hiện điều tra theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu. Cách thức điều tra là phỏng vấn và phát phiếu trực tiếp tới người sử dụng đất để nắm bắt tình hình và nguyện vọng của người dân trong việc thực hiện quyền theo quy định của pháp luật tại điểm điều tra. Do thời gian có hạn và để thuận tiện cho việc xử lý số liệu, đề tài tiến hành điều tra 200 phiếu với 04 xã và 01 thị trấn, trong đó 40 phiếu/xã.

3.5.4. Phƣơng pháp phân tích, so sánh

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu được điều tra tiến hành tổng hợp, phân loại, đánh giá, lựa chọn các tài liệu, số liệu để đưa vào nghiên cứu, các thông tin, số

liệu được phân tích trên cơ sở nội suy, ngoại suy vấn đề, từ đó tổng hợp đưa ra các nhận định.

Sử dụng phương pháp để so sánh số liệu giữa các thời điểm khác nhau, giữa vực nông thôn và khu vực đô thị. Qua đó đánh giá việc thực hiện các quyền giữa 2 khu vực nghiên từ đó tìm ra các hạn chế rồi đưa ra giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, cụ thể:

- So sánh việc thực hiện các quyền đó của giai đoạn 2010-2015 với giai đoạn 2016-2017 và tỷ lệ thực hiện giữa các quyền;

- So sánh mức độ giao dịch theo giai đoạn giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị;

- So sánh việc thực hiện các quyền trước năm 2014 và sau năm 2014 (thời điểm cơ bản hoàn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

3.5.5. Phƣơng pháp đánh giá

Căn cứ vào Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn, trên cơ sở phiếu điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo 2 khu vực nghiên cứu, từng nội dung quyền sử dụng đất để đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất. Trong khuôn khổ của đề tài, người dân sẽ phát biểu ý kiến của mình về việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại địa phương thông qua các tiêu chí như: thủ tục thực hiện các quyền, các văn bản hướng dẫn; phí, lệ phí, thuế chuyển QSDĐ, cụ thể chia ra thành các nhóm tiêu chí điều tra và đánh giá như sau. - Đánh giá về quyền được cấp giấy chứng nhận QSDĐ của chủ sử dụng đất (đây là một trong các quyền cơ bản và là cơ sở thực hiện các quyền giao dịch khác).

- Đánh giá việc tuyên truyền phổ biến và công khai các quy định về các bước và thủ tục đăng ký biến động

+ Sự nhận thức, hiểu biết pháp luật khi thực hiện các giao dịch;

+ Tìm kiếm, tra cứu các thông tin liên quan đến thửa đất, liên quan đến việc định thực hiện giao dịch.

- Đánh giá việc thuân thủ quy định pháp luật

+ Đánh giá việc tuân thủ đối với các văn bản quy phạm pháp luật;

+ Đánh giá việc thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến các giao dịch quyền sử dụng đất (thủ tục do quy định chung và thủ tục do địa phương quy định).

- Đánh việc tuân thủ quy định thời gian xử lý hồ sơ giao dịch + Việc đánh giá căn cứ theo Điều 61/NĐ43 và Mục 40 /NĐ01. - Đánh giá về nhu cầu (Mục đích) khi thực hiện các giao dịch - Đánh giá thực hiện phí, lệ phí, thuế chuyển quyển sử dụng đất

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN MỸ - TỈNH HƢNG YÊN TỈNH HƢNG YÊN

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Mỹ nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Hưng yên trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh).Với tổng diện tích tự nhiên là 92,41 km2. Huyện có 16 xã và 1 thị trấn, vị trí huyện như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên

Huyện Yên Mỹ có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Văn Lâm;

- Phía Đông Bắc giáp huyện Mỹ Hào; - Phía Đông Nam giáp huyện huyện Ân Thi; - Phía Tây Nam giáp huyện Khoái Châu; - Phía Tây Bắc giáp huyện Văn Giang.

Trên địa bàn huyện Yên Mỹ có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5A, 5B, 39A; tỉnh lộ199, 200, 206, 206B, 207, 209; huyện lộ 206B, 207A, 199B, 180, 204, đường cao tốc Hà Nội - Hưng Yên; cùng hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và đường nội đồng. Mạng lưới giao thông chạy qua địa bàn huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi tạo nhiều lợi thế phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Vị trí trên cũng đem lại cho Yên Mỹ lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình đồng ruộng tương đối bằng phẳng và có xu thế thoải dần từ Tây bắc xuống Đông nam, độ cao trung bình từ 2,5 + 3,5 m cao nhất + 4m tập trung ở các xã Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hoà, thấp nhất + 1,5m đến 2m tập trung ở các xã Trung Hoà, Lý Thường Kiệt, Trung Hưng.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Yên Mỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. - Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Yên Mỹ có hệ thống sông Bắc Hưng Hải chạy từ bắc xuống đông nam (sông Từ Hồ, sông Trung, sông Kim Ngưu…). Ngoài ra còn có các kênh dẫn nước chính (Tam Bá Hiển, Trung Thuỷ Nông T11, T3...) chảy qua. Kết hợp với hệ thống thuỷ lợi nội đồng đảm bảo được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 9241,31 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp là 5.948,91 ha chiếm 64,37%;

- Đất phi nông nghiệp là 3.267,14 ha, chiếm 35,35%; - Đất ở đô thị là 93,86 ha, chiếm 1,02%;

- Đất ở nông thôn là 823,78 ha, chiếm 8,91%; - Đất chưa sử dụng là 25,6 ha, chiếm 0,27 %.

Đất đai của huyện Yên Mỹ chủ yếu được phát triển trên nền phù sa không được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng (theo số liệu điều tra nông hoá thổ nhưỡng của tỉnh hải hưng) đất sản xuất nông nghiệp của huyện được chia thành 5 nhóm đất chính.

b. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao, hồ, kênh mương nội đồng. Ngoài ra còn có nước từ các sông lớn chảy về được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải qua trạm bơm và hệ thống kênh mương nội đồng để cung cấp nước tưới tiêu cho cây trồng.

- Nước ngầm: Theo đánh giá của Cục Địa chất khí tượng thủy văn và kiểm nghiệm ở một số giếng khoan UNICEP, nguồn nước ngầm của Yên Mỹ khá dồi dào. Về mùa khô nước ngầm ở độ sâu 8 -15 m, mùa mưa 6 - 8 m, Nước

không bị ô nhiễm, hàm lượng sắt (Fe2+) trong nước cao, nếu được xử lý tốt có thể

sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

c. Tài nguyên khoáng sản

Huyện Yên Mỹ đã có một nhà máy nước sạch cung cấp cho khu vực thị trấn Yên Mỹ và tương lai sẽ được mở rộng thêm để cung cấp cho khu vực xung quanh. Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân được lấy từ nước mưa, giếng khơi và giếng khoan. Với nhu cầu như hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân và một phần trong sản xuất công nghiệp, tuy vậy cần phải được quan tâm xử lý nước sinh hoạt cho nhân dân. Xong tương lai khi công nghiệp phát triển, đô thị Phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 46)